Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển khiến trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp. Viêm phế quản cấp ở trẻ em là một căn bệnh thường gặp nhất. Tuy có thể tự khỏi nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần trang bị những kiến thức về căn bệnh này để có thể chăm sóc tốt nhất cho trẻ.
Viêm phế quản cấp ở trẻ em là gì?
Viêm phế quản cấp ở trẻ em là hiện tượng viêm nhiễm, sưng niêm mạc ống phế quản. Bệnh thường khó chẩn đoán ở trẻ nhỏ và thường xuất hiện cùng với các viêm nhiễm đường hô hấp trên hoặc nhu mô phổi. Có hai dạng viêm phế quản phổ biến nhất:
- Viêm phế quản cấp tính: bệnh thường được cải thiện trong vài ngày mặc dù trẻ có thể vẫn bị ho kéo dài trên 1 tuần.
- Viêm phế quản mãn tính: bệnh lặp đi lặp lại nhiều lần và có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp ở trẻ em
- Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra – Khi cơ thể có sức đề kháng yếu hoặc thuyên giảm, trong môi trường ô nhiễm, thời tiết trở lạnh đột ngột, thì những vi khuẩn này hoạt động càng mạnh mẽ, nhất là ở mũi và họng và gây ra bệnh.
- Thường xảy ra ở trẻ em bị dị ứng, viêm xoang mạn tính hoặc những người có amidan và adenoids mở rộng quá mức.
- Các yếu tố môi trường như khói bụi, chất gây dị ứng, khói thuốc có thể gây bệnh; viêm phế quản cấp tính có thể là nguyên nhân hoặc kết quả của cơn hen.
- Nếu kéo dài tình trạng môi trường bất lợi, bệnh của trẻ rất dễ trở thành mãn tính. Ngoài ra, khi trẻ tắm quá lâu, tắm nước quá lạnh, ngồi điều hòa hay đứng trước máy lạnh sai cách cũng là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh viêm phế quản.
Triệu chứng viêm phế quản cấp
Bệnh viêm phế quản là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên lại không có dấu hiệu nào thực sự rõ ràng. Mỗi đứa trẻ có thể gặp các triệu chứng khác nhau, nhưng các biểu hiện phổ biến bao gồm :
- Sổ mũi, thường trước khi trẻ bị ho
- Khó chịu, hoặc cảm giác bị bệnh nói chung
- Ớn lạnh
- Sốt nhẹ
- Đau lưng và đau cơ
- Đau họng
Các triệu chứng nặng của bệnh
- Trẻ sốt cao trên 38 độ C nhiều ngày.
- Ho, ho có đờm kéo dài (2-3 tuần).
- Chân tay yếu, mệt mỏi, môi và da khô, chảy mồ hôi, bỏ ăn và khó thở.
- Trẻ thở khò khè hoặc thở bằng miệng, tim đập nhanh.
- Da xanh xao, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím tái.
- Trẻ buồn nôn, tiêu chảy.
- Nằm li bì, hôn mê hoặc bị co giật.
Chẩn đoán và điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em
Thông thường, bác sĩ có thể chẩn đoán viêm phế quản chỉ dựa vào tiền sử bệnh của trẻ và khám thực thể. Một số xét nghiệm có thể được yêu cầu, bao gồm chụp X-quang ngực, xét nghiệm máu và nuôi cấy đờm, để loại trừ các bệnh khác và để xác định chẩn đoán.
Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp tính sẽ tự khỏi – các triệu chứng thường kéo dài từ một đến hai tuần. Hãy chắc chắn trẻ được nghỉ ngơi, uống nhiều nước và nước trái cây. Điều quan trọng là tham khảo ý kiến bác sĩ nếu mẹ cảm thấy không yên tâm về tình trạng sức khỏe của con.
Phòng bệnh như thế nào?
- Xây dựng sức đề kháng cho trẻ ngay từ khi con còn trong bụng mẹ để tránh trường hợp bé sinh non, sức khỏe kém.
- Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu, không cai sữa quá sớm.
- Chủ động giữ ấm cho trẻ, đeo khẩu trang và bảo vệ trẻ trước những thay đổi của thời tiết và không khí lạnh.
- Giữ môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ, hạn chế khói bụi, thuốc lá…
- Cách ly trẻ với người bị bệnh về đường hô hấp và các bệnh lây nhiễm virus.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!