Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh khi đường thở dưới hoặc cuống phổi của trẻ bị viêm nhiễm, sưng đau, tuy nhiên nhu mô phổi chưa bị ảnh hưởng. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời, khiến trẻ bị viêm phế quản lâu, dẫn đến ho nhiều, về lâu dài dễ khiến trẻ bị viêm phổi.
Bệnh cũng thường xuất hiện cùng, hoặc sau khi trẻ mắc 1 số bệnh nhiễm khuẩn như cảm cúm, ho gà, sởi…
Có mấy loại viêm phế quản?
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể chia làm hai loại chính:
- Trẻ bị viêm phế quản phổi:
- Trẻ bị viêm tiểu phế quản hay còn gọi là viêm phế quản co thắt hay viêm phế quản cấp
Trẻ sơ sinh ít bị viêm phế quản, các bé lớn hơn thường mắc viêm tiểu phế quản. Viêm tiểu phế quản ở trẻ em xảy ra khi đường hô hấp trong phổi của bé bị đờm lấp đầy và sưng lên. Trong trường hợp này, nguyên nhân gây bệnh thường là virus hợp bào đường hô hấp (RSV).
Dấu hiệu của bệnh viêm phế quản
Sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ em, thông thường phải đến khoảng từ 24 – 72 giờ, bé mới có các triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đó là các dấu hiệu như:
- Ho, mất tiếng hoặc khản tiếng
- Khó thở, thở rít trong thanh quản, thở khò khè
- Sốt
- Chảy nước mũi, ngạt mũi
- Mắt đỏ
- Sưng hạch bạch huyết
Các triệu chứng này có thể biểu hiện ở mức độ nhẹ hoặc nặng. Tuy nhiên, ban đêm có xu hướng nặng hơn, kéo dài khoảng 1-2 ngày.
Nguyên nhân của bệnh viêm phế quản
- Viêm thanh khí phế quản thường do virus gây ra, thông thường nhất là do virus influenza.
- Bé có thể bị nhiễm các virus không khí, đồ chơi và các bề mặt khác gồm: virus hợp bào hô hấp (Respiratory syncytial – RSV), virus parainfluenza (gây viêm đường hô hấp trên và dưới), sởi, virus adeno (gây co thắt phế quản, phổi dẫn đến hoại tử phổi) và cúm.
- Nhiễm khuẩn, dị ứng và việc hít phải khói thuốc lá, khói bụi… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
- Trẻ tắm sai cách như tắm quá lâu, tắm nước lạnh, phòng tắm không kín gió.
- Trẻ thường xuyên nằm điều hòa, máy lạnh.
- Gia đình trẻ có tiền sử mắc bệnh hen suyễn.
- Trẻ từ 18 – 24 tháng nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Khi nào cần đưa trẻ bị viêm phế quản đến bệnh viện ngay?
Hãy đưa con đi bệnh viện ngay nếu bé có các dấu hiệu sau:
- Các cơn ho trở nên tồi tệ hơn
- Sốt cao hơn 39°C
- Trẻ tím tái, khó thở
- Hít thở nhanh hơn bình thường
- Ho ra máu
- Bị chảy nước dãi hoặc có biểu hiện khó nuốt
- Trẻ bỏ bú
- Tỏ ra lo lắng, kích động
- Trẻ mệt mỏi quá mức, ngủ li bì
- Mũi, miệng hoặc móng tay chuyển màu xám hoặc xanh
- Có dấu hiệu mất nước (môi, lưỡi khô), không đi tiểu trong nhiều giờ.
Cách điều trị bệnh viêm phế quản cho trẻ
Trẻ bị viêm phế quản có thể tự khỏi nếu được điều trị sớm và đúng cách. Vì vậy, khi thấy con xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh, cha mẹ cần:
- Giữ ấm cơ thể trẻ. Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm.
- Vệ sinh tai mũi họng của trẻ hàng ngày bằng nước ấm hoặc dung dịch nước muối sát khuẩn 0,9%.
- Nếu trẻ sốt dưới 38, 5 độ chườm ấm cho trẻ để nhanh hạ nhiệt. Nếu sốt ≥ 38,5°C cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Bệnh chủ yếu do virus gây nên, vì vậy dùng kháng sinh thường không có tác dụng. Bố mẹ chỉ nên cho trẻ uống thuốc kháng sinh khi được thầy thuốc chỉ định (đúng liều đúng cữ đúng thuốc).
Trẻ bị viêm phế quản nên bồi dưỡng thế nào?
Không nên kiêng khem khi chăm sóc trẻ
Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Bố mẹ không nên kiêng khem mà nên chú ý bổ sung nước, thức ăn và dưỡng chất phù hợp để trẻ mau hồi phục.
Thức ăn dễ tiêu như gạo, bột mì, ngũ cốc, sữa đậu nành, sữa bò, đậu phụ, trứng gà.
Uống sữa và ăn các chế phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp. Đặc biệt là sữa chua sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi để cung cấp lượng vitamin A, C, E có tác dụng làm giảm tình trạng viêm ở phế quản, phổi, trẻ đang khó thở. Một số loại rau củ quả giàu chất chống oxy hóa, rất tốt cho bệnh nhi bị viêm phế quản được các bác sĩ khuyên dùng như dây tây, bông cải xanh, cà rốt, rau chân vịt…
Trẻ bị bệnh cần uống nhiều nước
Cần cho trẻ uống nhiều nước (nước lọc, nước trái cây tươi…) để cơ thể đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, làm giảm tình trạng viêm, khô họng, sốt cao ở trẻ. Đồng thời bổ sung lượng nước trẻ bị mất khi bệnh.
Nên cho trẻ ăn làm nhiều bữa, mỗi bữa ít thức ăn.
Nên chế biến thức ăn ở dạng lỏng, mềm như cháo, súp, bột, canh bổ dưỡng để trẻ dễ tiêu hóa, dễ nuốt.
Qua các thông tin trên, hy vọng bạn có một cái nhìn rõ hơn về bệnh viêm phế quản ở trẻ em, từ đó có cách bảo vệ sức khỏe bé yêu hiệu quả.