Viêm ruột ở trẻ em có nguy hiểm không?

Các virus rota và virus adeno là 2 loại virus chính gây viêm ruột ở trẻ. Trẻ dễ bị lây truyền các virus này nếu trẻ chạm vào đồ vật của người đang bị bệnh này; hoặc trẻ có thói quen cho tay vào miệng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh viêm ruột ở trẻ em chiếm gần một phần năm số ca viêm ruột được chẩn đoán ở Việt Nam. Vậy viêm ruột ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh có thể biến chứng và gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Do vậy, chúng ta nên cẩn trọng theo dõi sức khoẻ của trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị một cách sớm nhất.

Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Bệnh viêm ruột ở trẻ em là gì?
  • Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm ruột
  • Bệnh viêm ruột ở trẻ em có nguy hiểm không?
  • Nguy cơ gây viêm ruột ở trẻ em
  • Cách điều trị bệnh viêm ruột ở trẻ em

Bệnh viêm ruột ở trẻ em là gì?

Hình trái: Đại tràng bị bệnh Crohn; Hình phải: Đại tràng bình thường

Trước khi tìm hiểu viêm ruột ở trẻ em có nguy hiểm không? Bạn cần hiểu rõ về loại bệnh này. Bệnh viêm ruột là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm và tổn thương ở hệ thống tiêu hóa. Các bệnh lý viêm đường ruột phổ biến bao gồm viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Viêm đường ruột ở người lớn và thiếu niên trên 15 tuổi chủ yếu ảnh hưởng đến hồi tràng (phần cuối của ruột non). Trong khi ở trẻ em dưới 6 tuổi, viêm ruột thường chỉ ảnh hưởng đến ruột già, đại tràng. Ở trẻ sơ sinh, tiêu chảy là một trong số các bệnh viêm đường ruột phổ biến nhất.

Bệnh viêm đường ruột ở trẻ nhỏ thường có xu hướng biến chứng và nguy hiểm hơn ở người lớn. Có khoảng 77% các trường hợp viêm ruột ở trẻ nhỏ biến chứng thành viêm tụy, rối loạn tuyến mật và rối loạn cảm xúc vị thành niên.

Mẹ đã biết chưa?

Bệnh viêm đường ruột ở trẻ em nguy hiểm đến thế nào?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm ruột ở trẻ em

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm ruột ở trẻ là: mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa. Viêm ruột có thể gây ra một số triệu chứng khác như: đau bụng; đầy hơi chướng bụng; sốt...v.v.

Biểu hiện đầu tiên khi bé bị tiêu chảy là đi tiêu phân lỏng nước, phân có mùi hôi tanh. Quan sát sẽ thấy trẻ mệt mỏi, quấy khóc nhiều, nôn... Số lần đi ngoài của trẻ có thể nhiều gấp đôi ngày thường. Tiêu chảy khiến bé bị đau thắt bụng, khó ngủ.

Bệnh tiêu chảy cấp có thể kéo dài từ 7-14 ngày. Ngoài việc theo dõi cẩn thận, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để xác định đúng bệnh, nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.

Bệnh viêm ruột ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm đường ruột ở trẻ em là một bệnh lý tương đối nguy hiểm. Nếu không được điều trị, trẻ có thể trở nên thấp bé, ốm yếu và có nguy cơ bị trầm cảm tuổi vị thành niên. Bé bị viêm ruột có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm các bộ phận khác trên cơ thể, gây thiếu/nhiễm trùng máu, thủng thành ruột hoặc khó tăng cân...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các biến chứng của bệnh này thường có liên quan đến nhau và khó chẩn đoán để điều trị. Các biến chứng cụ thể như sau:

1. Tăng trưởng kém và khó tăng cân

Tình trạng viêm ruột làm cho trẻ chán ăn và cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng. Điều này dẫn đến việc thiếu Protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó, làm chậm sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ.

Các nghiên cứu cho biết có khoảng 10% các trường hợp trẻ em bị viêm ruột không thể phát triển thể chất bình thường. Bé trai thường có xu hướng phát triển kém hơn các bé gái. Ngoài ra, các loại thuốc điều trị viêm ruột như Corticosteroid cũng góp phần làm chậm sự tăng trưởng ở trẻ.

2. Dậy thì muộn

Bệnh viêm ruột ở trẻ em có thể làm trì hoãn độ tuổi dậy thì, đặc biệt là đối với trẻ em gái. Tình trạng viêm nhiễm có thể làm ảnh hưởng đến các gen quy định Hormone giới tính. Điều này dẫn đến việc phát triển các mô mỡ ở tuổi dậy thì ở các bé gái và gây béo phì.

Dậy thì muộn khiến Hormone giới tính bị trì hoãn sản xuất và làm giảm tốc độ tăng trưởng cơ thể ở trẻ em. Ngoài ra, các loại thuốc và phương pháp điều trị bệnh viêm ruột cũng ảnh hưởng đến Hormone giới tính và làm chậm quá trình dậy thì.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Mật độ xương thấp

Mật độ xương là thước đo nồng độ Canxi và khoáng chất có trong xương. Thống kê cho thấy, khoảng 50% các trường hợp viêm đường ruột ở trẻ nhỏ dẫn đến mật độ xương thấp. Ngoài ra, các loại thuốc điều trị viêm ruột như Corticosteroid cũng làm giảm mật độ xương ở trẻ em và trẻ vị thành niên.

Xương thường phát triển mạnh mẽ trong độ tuổi thiếu niên. Trẻ em bị viêm ruột thường bị can thiệp vào việc xây dựng xương. Điều này dẫn đến xương thiếu khoáng chất dễ bị nứt, gãy và tổn thương hơn.

Nguy cơ gây viêm ruột ở trẻ em

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Lây truyền: Các virus rota và virus adeno là 2 loại virus chính gây viêm ruột ở trẻ. Trẻ dễ bị lây truyền các virus này nếu trẻ chạm vào đồ vật của người đang bị bệnh này; hoặc trẻ có thói quen cho tay vào miệng.
  • Di truyền: Những trẻ có cha mẹ hoặc người thân trong gia đình bị viêm ruột thường có nguy cơ cao hơn. Khoảng 17% bệnh nhi viêm ruột có tiền sử gia đình viêm ruột hoặc viêm hệ thống tiêu hóa.
  • Giới tính: Các bé trai có nguy cơ viêm ruột cao hơn các bé gái. Tuy nhiên, sau tuổi dậy thì nữ giới thường dễ mắc bệnh Crohn hơn nam giới. Điều này được giải thích là do thay đổi nồng độ Hormone trong cơ thể dẫn đến sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh.

Ngoài ra, chế độ ăn uống, sự căng thẳng và tâm lý không ổn định có thể làm tăng nguy cơ viêm ruột ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, trẻ có dị tật hệ thống tiêu hóa bẩm sinh cũng làm tăng khả năng mắc bệnh viêm ruột, thậm chí là viêm ruột hoại tử.

Mẹ đã biết chưa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách điều trị bệnh viêm ruột ở trẻ em

Trẻ em có thể bị viêm ruột nhiều lần và không có biện pháp để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp cho trẻ để làm giảm nguy cơ biến chứng như sau:

1. Tiêm vắc-xin 

Trẻ sơ sinh dưới 15 tuần tuổi, có thể được tiêm vắc-xin phòng virus rota để giảm nguy cơ bị viêm ruột.

2. Cấp đủ nước và tránh mất nước cho cơ thể bé

Cách điều trị tốt nhất bệnh viêm ruột chính là cung cấp đủ nước cho trẻ. "Nước" trong trường hợp này được xem là những loại chất lỏng khác nhau.

  • Với trẻ đang bú sữa hay ăn dặm, các mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú và ăn. Tuy nhiên, với tần suất và số lượng tăng dần lên.
  • Nếu trẻ đã được một tuổi thì mẹ có thể cho trẻ uống thêm sữa.
  • Các mẹ cũng có thể cho trẻ uống những thức uống sau, đảm bảo làm sao trẻ không bị mất nước. Những loại nước này phải được pha loãng với nước với tỷ lệ 5 phần nước/1 phần dung dịch: Cordial; Súp; Nước ép trái cây; Nước có ga như nước chanh.

Tuy nhiên, khi trẻ đã có các triệu chứng tiêu chảy, các mẹ KHÔNG NÊN cho trẻ uống các loại sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Các loại nước giải khát, nước uống thể thao, nước ép trái cây,... mà chưa được pha loãng. Vì những loại thức uống này chứa nhiều đường, sẽ khiến cho tình trạng tiêu chảy của trẻ tồi tệ hơn.
  • Trà hay cà phê do những loại thức uống này sẽ gây tình trạng mất nước cho trẻ.

3. Cho trẻ ăn thức ăn lành mạnh 

  • Trẻ vẫn có thể ăn như bình thường, ăn uống đầy đủ chất sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh hơn.
  • Trẻ có thể biếng ăn nhưng các mẹ nên dỗ trẻ ăn để mau khỏi bệnh, tránh để trẻ không ăn gì trong suốt 24 tiếng.
  • Sử dụng các loại thực phẩm giàu tinh bột đơn giản như bánh mì, cháo, gạo, khoai tây, sữa chua, bánh quy, bánh sữa là tốt nhất.
  • Tránh một số loại thực phẩm khiến tình trạng bệnh của trẻ trầm trọng hơn như thức ăn nhanh, snack, sôcôla, kẹo, bánh, kem,...

4. Thuốc điều trị viêm ruột ở trẻ em

Không nên cho trẻ uống thuốc để giảm tiêu chảy.

Đôi khi, bác sĩ sẽ kê cho trẻ loại thuốc chống nôn ói. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ dùng thuốc này. Vì đa phần thuốc, thậm chí là thuốc kháng sinh cũng không thể trị khỏi bệnh viêm đường ruột do virus. Chính cơ thể trẻ sẽ có cơ chế tự chống lại virus gây bệnh.

Tiêu chảy ở trẻ có thể gây phát ban ở vùng hậu môn hay còn gọi là hăm hậu môn. Người lớn nên chú ý rửa sạch và lau khô hậu môn cho trẻ sau mỗi lần bé đi đại tiện. Ngoài ra có thể dùng một số loại kem có tác dụng bảo vệ hay thuốc mỡ để thoa cho trẻ.

5. Đưa trẻ đi gặp bác sĩ trong trường hợp nghiêm trọng

Trong nhiều trường hợp, nếu việc điều trị tại nhà không có những dấu hiệu khả quan. Các mẹ nên đưa trẻ đến gặp ngay bác sĩ nếu trẻ có những biểu hiện sau:

  • Trẻ dưới sáu tháng tuổi, có dấu hiệu nôn ói hay tiêu chảy.
  • Bé buồn ngủ bất thường, khó đánh thức.
  • Trẻ bị tiêu chảy nặng, khoảng 8-10 lần/ngày.
  • Xuất hiện máu hay chất nhầy ở trong phân.
  • Nôn ói càng ngày càng nhiều, không thể kiểm soát hay uống, nuốt chất lỏng.
  • Chất lỏng mà trẻ nôn ra có màu xanh lá cây (mật).
  • Trẻ tiêu chảy liên tục trong 10 ngày.

Bệnh viêm ruột ở trẻ nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Viêm đường ruột để lâu sẽ làm cho trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng hoặc những hậu quả ngoài ý muốn khác. Do đó, cha mẹ hoặc người chăm sóc cần chú ý các triệu chứng để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Nguồn tham khảo: Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng thuốc Dân tộc; Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Việt Nam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Thanh Hằng