Mặc dù chưa xuất hiện ca tử vong, song viêm não Nhật Bản vẫn là mối nguy hại đối với trẻ em nếu không phát hiện và xử lý kịp thời.
Cao điểm hè, Hà Nội xuất hiện ca viêm não Nhật Bản đầu tiên năm 2019
Mùa hè đến cũng là thời điểm nhiều bệnh tật ở trẻ nhỏ xuất hiện.
Hết cảm cúm, ho gà, uốn ván, tay chân miệng, sốt xuất huyết…
Giờ lại đến viêm não Nhật Bản!
Đáng chú ý, viêm não Nhật Bản có thể bị nhầm sang các bệnh khác khiến trẻ không được chữa trị kịp thời, dễ gây biến chứng.
Hà Nội ghi nhận ca mắc viêm não Nhật Bản đầu tiên
Mùa hè là thời điểm các bệnh ở trẻ có dấu hiệu gia tăng
Theo thống kê, các bệnh viêm não xuất hiện nhiều nhất trong giai đoạn mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 8.
Và đúng như vậy, Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo về ca mắc bệnh này đầu tiên trong năm 2019.
Bệnh nhi là một em bé 4 tuổi ở xã Hồng Phong (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) nhập Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng sốt cao, li bì, co giật…
Nhờ phát hiện sớm, em bé đã được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Hiện sức khỏe của bệnh nhi đã tiến triển khả quan hơn.
Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp không được may mắn như vậy!
Rất nhiều trường hợp trẻ em mắc viêm não Nhật Bản – do không được phát hiện kịp thời – đã để lại những di chứng nặng nề.
Di chứng nặng nề
Nếu không chữa trị,bệnh có thể để lại di chứng nặng nề
Như đã nói, do thời gian ủ bệnh lâu nên viêm não Nhật Bản thường rất nguy hiểm cho sức khỏe và thậm chí là tính mạng của trẻ. Điển hình nhất là:
– Tổn thương não
– Di chứng về thần kinh
– Bại não
– Đần độn
– Động kinh
– Tâm thần phân liệt
– Liệt bán thân/toàn thân
– Chậm phát triển về thể chất
– Không nghe,không nói, không hiểu đươc
– Tàn phế
– Mất khả năng lao động, đi lại…
Biểu hiện của bệnh
Muỗi là vật trung gian truyền bệnh
Biểu hiện của bệnh viêm não này khá giống với các bệnh khác. Do vậy, nhiều người bị nhầm, dẫn đến sử dụng sai thuốc cho trẻ.
– Sốt cao
– Nôn khan
– Phản ứng lờ đờ
– Chậm chạp
– Ngủ li bì
– Co giật
– Hôn mê sâu & tử vong
Theo TS. BS Nguyễn Văn Lâm – Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi trung ương), tử vong do viêm não Nhật Bản thường xảy ra trong 7 ngày đầu khi bệnh nhân có hôn mê sâu, co giật và những triệu chứng tổn thương não. Những bệnh nhân qua khỏi có thể để lại những di chứng nặng nề mà hay gặp là rối loạn tâm thần, rối loạn vận động, giảm khả năng giao tiếp.
Tiêm phòng là cách tốt nhất
Tiêm phòng là cách tốt nhất để đối phó với bệnh này
Bên cạnh viêm não, cũng trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 81 trường hợp mắc sởi, 19 trường hợp mắc sốt xuất huyết , 14 trường hợp mắc tay chân miệng, 3 trường hợp mắc ho gà.
Do vậy, việc tiêm phòng là điều tất yếu, giúp trẻ tránh được những nguy cơ có thể gặp phải.
TheAsianParent trích dẫn lịch tiêm phòng đầy đủ của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho trẻ:
Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi.
Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần
Mũi 3: sau mũi 2 là 1 năm.
Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Bên cạnh đó cần xây dựng chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy và tiêu diệt muỗi. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu.
Ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.
Đặc biệt, nếu có biểu hiện bất thường về sức khỏe, hãy lập tức đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
Theo Thanh Niên
Xem thêm:
Viêm màng não trẻ em: Đặc điểm, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh viêm màng não sơ sinh có thể từ một nụ hôn?
Viêm màng não: nhầm tưởng là rôm sảy, hóa ra là một bệnh nhiễm trùng chết người, bây giờ các bà mẹ nên cảnh báo nhau!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!