X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Ngày 8/3, Việt Nam chính thức tiêm ngừa vắc xin Covid-19

Mất 8 phút để đọc
Ngày 8/3, Việt Nam chính thức tiêm ngừa vắc xin Covid-19

Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã sản xuất thành công vắc xin Covid-19. Việt Nam cũng đã nhập khẩu thành công và tiến hành tiêm chủng vắc xin cho 1 bộ phận người dân. Trong khi chờ đợi vắc xin được tiêm chủng rộng rãi, mỗi người cần nâng cao ý thức phòng chống dịch.

Vắc xin Covid-19 đã được Bộ Y tế tiến hành cho tiêm chủng cho 1 số đối tượng nhất định. Ngày 8/3 vừa qua, Việt Nam  đã bắt đầu tiêm ngừa vắc xin Covid-19 trên diện rộng bằng lô vắc xin 117.600 liều được nhập khẩu về Việt Nam.

Nội dung bài viết:

  • Phạm vi phân bổ vắc xin Covid-19 đợt đầu tiên
  • Dự kiến tiêm chủng rộng rãi
  • Tiêm vắc xin không đảm bảo phòng bệnh 100%
  • Vắc xin Covid-19 có an toàn không?
  • Có nên cho trẻ tiêm vắc xin này hay không?

Đợt tiêm vắc xin Covid-19 đầu tiên chỉ phân bổ một phần trong 13 tỉnh, thành có dịch

Theo bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, lần tiêm đầu tiên, từ ngày 8.3 thì do số lượng vắc xin hạn chế nên sẽ được ưu tiên trước cho Hải Dương, cùng với Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 tại H.Đông Anh (Hà Nội) và BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM.

Bạn có thể chưa biết:

Cách dạy bé chịu đeo khẩu trang phòng Covid-19

Đi khám thai mùa dịch, mẹ bầu phải ghi nhớ 4 nguyên tắc đảm bảo an toàn này!

“Ngoài ra, chúng ta đang đề nghị COVAX vận chuyển sớm cho Việt Nam 1,3 triệu liều vắc xin, dự kiến sẽ có thêm trong tháng 3 này. Tháng 4 và 5, số vắc xin tiếp tục tăng dần. Việc tiêm cho người dân sẽ được triển khai khi các lô vắc xin Covid-19 bổ sung về đến nước ta, ước sẽ có hơn 100 triệu liều được tiêm tại Việt Nam trong năm nay”, ông Long phát biểu.

“Vắc xin Covid-19 lô đầu tiên tiêm tại Việt Nam do AstraZeneca sản xuất, hạn sử dụng chỉ kéo dài trong 6 tháng, tiêm cho người từ đủ 18 tuổi, dành ưu tiên cho người đang làm công tác phòng chống dịch. Việc tiêm vắc xin sẽ được triển khai tại tất cả các cơ sở có bệnh nhân Covid-19 vì nguy cơ lây nhiễm cao, những người tham gia tổ chống dịch tại cộng đồng, tổ truy vết bệnh nhân. Bộ Y tế cũng tiêm vào lần sau”, ông Long cho biết.

Đây là lô vắc xin đầu tiên được nhập khẩu về nước ta, số lượng hạn chế, vì vậy nên sẽ được triển khai tiêm chủng cho cán bộ y tế, lực lượng công an, quân đội đang làm việc tại các chốt chống dịch, và cho người làm trong các dịch vụ thiết yếu, nguy cơ lây lan cao.

vac-xin-covid-19

13 tỉnh, thành phố sẽ được triển khai tiêm vaccine COVID-19 đợt 1 (nguồn: infographics.vn)

Cụ thể, 11 nhóm đối tượng bao gồm:

  • Nhân viên y tế
  • Nhân viên đang tham gia phòng chống dịch (ban chỉ đạo các cấp, nhân viên khu cách ly, phóng viên…)
  • Các nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh
  • Lực lượng quân đội
  • Lực lượng công an
  • Giáo viên
  • Người trên 65 tuổi
  • Nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch, cung cấp dịch vụ điện, nước…
  • Người mắc các bệnh mãn tính
  • Những người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.
  • Người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ

Dự kiến người dân sẽ được tiêm chủng rộng rãi từ tháng 4 năm nay

Theo thông báo của Bộ Y tế, tháng 3 này dự định có thêm một lô vắc xin trên 1,3 triệu liều về đến Việt Nam. Tiếp theo đó vào khoảng tháng 4-5, lượng vắc xin sẽ về dồi dào và người dân nước ta sẽ được tiêm chủng rộng rãi, với khoảng 100 triệu mũi tiêm ngay trong năm nay để cuộc sống sớm trở lại bình thường.

Đăng ký tiêm vắc xin covid 19 ở đâu? Bộ Y tế cho biết bên cạnh việc tiêm theo chương trình mở rộng, người dân có nhu cầu và điều kiện có thể tiêm dịch vụ vắc xin ngừa COVID-19 ở những đơn vị uy tín.

Ngày 8/3, Việt Nam chính thức tiêm ngừa vắc xin Covid-19

Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca

Bạn có thể chưa biết:

Triệu chứng mắc COVID-19 rõ nhất là mất vị giác, không thể cảm nhận mùi

Chuẩn bị cho con đến trường trong mùa dịch Covid-19

Tiêm vắc xin không bảo đảm phòng bệnh 100%

Đó là khẳng định từ lãnh đạo Bộ Y tế. Ví dụ theo thông tin của nhà sản xuất các loại vắc xin ngừa covid-19 thì loại của Pfizer sẽ có hiệu quả bảo vệ trên 90%, vắc xin Astrazeneca là 76% mũi 1, 81% mũi 2. Những số liệu theo báo cáo này cũng cần được kiểm nghiệm ngoài thực tiễn.

Theo những thông tin ban đầu cho thấy các vắc xin ngừa COVID-19 chỉ sinh ra kháng thể trong một thời gian nhất định, và phải tiêm nhắc lại chứ không phải 1 đợt, hay 1 năm là xong.

Việt Nam cũng đang đẩy mạnh nghiên cứu vắc xin Covid-19 và hiện đang có ba ứng viên vắc xin, một loại đã hoàn thành quá trình thử nghiệm trên người giai đoạn 1 cho kết quả tốt, đã tiến hành giai đoạn thử nghiệm 2. Hai vắc xin còn lại, sẽ khẩn trương tiến hành thử nghiệm trên người giai đoạn 1, theo Bộ Y tế.

Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, trong chương trình tiêm chủng mở rộng của nước ta đã có một số vắc xin sản xuất trong nước rất tốt và nếu nghiên cứu, phát triển thành công vắc xin Covid-19, nước ta sẽ chủ động được nguồn vắc xin cho 100 triệu dân.

Ngày 8/3, Việt Nam chính thức tiêm ngừa vắc xin Covid-19

Chi tiết việc phân bổ số lượng vaccine COVID-19 cho các đơn vị (Nguồn: infographics.vn)

Vắc-xin COVID-19 có an toàn không?

Tác dụng phụ của vắc xin Covid 19 là gì? Vắc-xin COVID-19 do Oxford-AstraZeneca sản xuất đã được cấp Giấy phép sử dụng khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và phê duyệt sử dụng tại Việt Nam bởi Chính phủ nước ta. Vắc-xin này được phát triển và thử nghiệm bởi Đại học Oxford phối hợp với công ty liên doanh Anh-Thụy Điển AstraZeneca.

Những loại vắc xin được WHO phê duyệt sử dụng đều đã trải qua quá trình thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt về mức độ an toàn và hiệu quả trong kiểm soát bệnh. Dù được phát triển với tốc độ khẩn trương nhất có thể nhưng các loại vắc xin COVID-19 chỉ có thể được phê duyệt khi đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về mức độ an toàn và hiệu quả.

Có nên cho con tiêm vắc-xin COVID-19 hay không?

Tiem-vac-xin-6-trong-1-co-sot-khong

Theo kế hoạch của COVAX, những lô vắc-xin đầu tiên chuyển đến các nước sẽ dành cho các nhân viên y tế, cán bộ xã hội và đối tượng có nguy cơ cao sẽ mắc bệnh nặng nếu nhiễm vi-rút như người cao tuổi hoặc người có sẵn bệnh lý nền. Trẻ em khả năng cao sẽ không thuộc nhóm này. Phụ huynh nên cập nhật tin tức từ các nguồn chính thống như WHO và Bộ Y tế. Bên cạnh đó cần đảm bảo tiếp tục cho trẻ đi tiêm chủng định kỳ theo đúng lịch.

Tạm kết

Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp với mức độ lây lan và khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe ngày càng nghiêm trọng hơn. Cho đến nay, vắc xin vẫn là lá chắn phòng hộ đem lại hiệu quả. Để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan và giảm gánh nặng cho nhà nước, mỗi người dân nên nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân và phòng tránh dịch bệnh bằng cách tuân thủ thông điệp 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang, khử khuẩn, khai báo y tế, không tụ tập và giữ khoảng cách. Đây chính là lá chắn thép giúp bảo vệ bản thân, gia đình và những người xung quanh trong tình hình dịch bệnh hiện nay.

Nguồn thông tin: Tuoitre.vn (link 1, link 2), ncov.moh.gov, unicef.org, 

Xem thêm

  • Vì dịch Covid-19 nên phải dời ngày cưới có sao không?
  • Ăn gì để tăng sức đề kháng chống dịch virus Corona?
  • Hoạt động dễ lây nhiễm Covid-19 nhất: đi siêu thị ít nguy cơ hơn đi cắt tóc, xem phim

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Huyen Dang

  • Home
  • /
  • Sức khỏe
  • /
  • Ngày 8/3, Việt Nam chính thức tiêm ngừa vắc xin Covid-19
Chia sẻ:
  • Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

    Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

  • Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

    Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

  • Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

    Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

  • Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

    Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

  • Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

    Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

  • Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

    Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it