U máu trẻ sơ sinh là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ khi mới chào đời. Hiện tượng này thường xuất hiện ở những năm đầu đời của trẻ. Có thể dưới dạng một vết đỏ giống như vết bớt màu đỏ rượu ở trên da. Hầu hết hiện tượng này có khả năng tự tiêu biến khi trẻ trưởng thành.
U máu trẻ sơ sinh là gì?
Hiện tượng u máu ở trẻ sơ sinh là một dạng u lành tính bẩm sinh. Được tạo thành từ những mạch máu phát triển dưới da kết hợp lại với nhau. Chúng thường xuất hiện trên bất kỳ khu vực nào trên cơ thể như: Da đầu, mặt, vùng da ngực, lưng, tay chân,… Biểu hiện là những đốt nhỏ màu đỏ sáng và sẽ có nhiều hình dạng khác nhau.
Những vết u máu thường xuất hiện ở mặt, lưng và tay chân
Hầu hết tình trạng u máu sẽ bắt đầu xuất hiện ở các bé sau khi sinh 1 tuần đầu. Những vết u máu sẽ tiếp tục phát triển trong khoảng 1 năm đầu đời của bé. Đặc biệt vào khoảng 2 đến 3 tháng đầu đời vết u máu sẽ phát triển rất nhanh chóng.
Tuy nhiên tùy thuộc vào cơ địa từng bé, từ 6 đến 18 tháng tuổi thì các u máu sẽ bắt đầu cải thiện dần, những mảng u máu sẽ chuyển dần từ đỏ sáng sang xám dần và phần da sẽ mềm mại hơn.
Nguyên nhân gây u máu ở trẻ sơ sinh
Một số giả thuyết cho rằng u máu ở trẻ sơ sinh được di truyền từ bố và mẹ. Do bố hoặc mẹ bị u máu lúc nhỏ, dù u máu đã thoái hóa và biến mất nhưng vẫn có khả năng di truyền cho con.
Ngoài ra có thể liên quan đến hooc-môn, rối loạn hệ miễn dịch tự nhiên của bé vẫn có thể dẫn đến u máu. Có thể nhận dạng một số loại u máu ở trẻ sơ sinh như sau:c
U máu tế bào nội mạc mạch máu
Loại u máu này thường xuất hiện khi bé vừa mới được sinh ra. Phát triển nhanh vào khoảng 2 tháng đầu đời bé và thoái triển khi bé đạt từ 5 đến 7 tuổi. Vết u máu được hình thành từ những mạch máu dưới da và hình thành những mạch máu to hơn nuôi dưỡng vết u phát triển nhanh chóng. Tỷ lệ bé trai mắc chứng u máu tế bào nội mạc này sẽ cao gấp 3 lần bé gái.
U máu trên da
Là liên kết của các mạch máu dưới da tạo nên những sợi mạch máu to khi bé còn trong bụng mẹ. Biểu hiện của dạng u máu này là những nốt có nét tương đồng với nốt ruồi son. Một số trường hợp dạng u máu này sẽ phát triển thành những khối u lớn tại các vị trí: cổ, sau tai, mặt,…
Bệnh lý này có thể gây mất thẩm mỹ cho bé
U máu trên gan
U máu trên gan sẽ xuất hiện bên trên bề mặt gan. Loại u này đặc biệt mẫn cảm với estrogen, nếu như mẹ bầu sử dụng nhiều thuốc tránh thai sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến u máu trên gan.
Trẻ sơ sinh bị u máu có nguy hiểm không?
U máu trẻ sơ sinh là một bệnh lý lành tính. Với khả năng tự thoái hoá khi bé đạt độ tuổi phát triển nhất định. Thông thường những bé mắc chứng u máu sẽ tiêu biến khi bé đạt từ 5 đến 10 tuổi (tùy vào cơ địa và thể chất, sức khỏe từng bé).
U máu ở trẻ sơ sinh có thể tự thái hoá khi trẻ trưởng thành
Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp u máu không thoái hoá. Ngược lại u máu phát triển mạnh theo độ tuổi của bé và dẫn đến một số vấn đề sau:
- U máu bị tổn thương loét, chảy máu hay nhiễm trùng.
- Có nguy cơ hình thành sẹo khi khối u máu bị dãn da.
- U máu gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của những bộ phận khác. Ví dụ như: Máu sát mắt gây hạn chế tầm nhìn, cản trở hô hấp, giảm thính lực… Có thể gây chèn ép vào cột sống hay hệ thần kinh trung ương của bé.
Bệnh u máu ở trẻ rất hiếm khi ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên một số u máu sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan nơi u phát triển. Các mẹ hãy yên tâm vì u máu là bệnh không lây lan qua đường tiếp xúc. Nên sẽ không xảy ra vấn đề lây từ cơ quan này sang cơ quan khác nhé!
Trẻ sơ sinh bị u máu có cần điều trị không?
Theo các bác sĩ, bệnh u máu ở trẻ sơ sinh không cần điều trị. Vì chúng có thể tự thoái triển theo thời gian thành các tổ chức xơ mỡ. Tuy nhiên, những trẻ có u máu cần được theo dõi định kỳ bởi bác sĩ chuyên khoa và được chỉ định điều trị khi:
- Gây ảnh hưởng tới chức năng các cơ quan, bao gồm: Hạn chế tầm nhìn, suy giảm thính lực hoặc cản trở đường thở.
- U máu có biến chứng: Loét, nhiễm trùng, chảy máu.
- Xảy ra hiện tượng giãn da hoặc để lại sẹo. Đặc biệt là những vị trí thẩm mỹ như mặt, ngực vì có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ.
Chỉ nên điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ
Khi điều trị, trẻ sẽ được khám tổng quát, đo kích thước, chụp hình khối và đánh giá định kỳ. Sau đó, quyết định có điều trị hay không sẽ phụ thuộc vào: Tuổi, kích thước, vị trí, tốc độ phát triển và mức độ ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ.
Kết luận
U máu ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý lành tính. Tuy nhiên khi khối u không ngừng phát triển thì có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể. Thậm chí gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ khi khối u trở thành ác tính.
Do vậy, nếu được phát hiện sớm khi kích thước khối u còn nhỏ. Ba mẹ nên cho trẻ điều trị ngay để tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cuộc sống sau này của trẻ.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!