Tỷ lệ ly hôn cũng là một chủ đề cực kì “nóng” khi nói đến đại dịch Covid-19 bên cạnh những thông tin về sức khỏe. Các lệnh cách ly xã hội và toàn dân ở nhà trên toàn thế giới cũng đã góp phần tàn phá các cuộc hôn nhân.
Valerie H. Tocci là đối tác tại văn phòng luật Stutman & Lichtenstein, LLP. Cô đã có nhiều năm kinh nghiệm làm đại diện cho các cá nhân và gia đình trong nhiều vụ việc về ly hôn, quyền nuôi con, cấp dưỡng vợ chồng và con cái.
Đọc bài này để biết được:
- Tình trạng tỷ lệ ly hôn của các nước trong đại dịch
- Nguyên nhân tỷ lệ ly hôn gia tăng sau đại dịch
Nguyên nhân tỷ lệ ly hôn tăng trong đại dịch
Một số cặp đôi bị mắc kẹt ở nhà buộc phải tương tác và gắn bó với nhau trong nhiều ngày và giờ liền. Lẽ ra họ đã có thể giải quyết hoặc đối mặt với các vấn đề mà trước đây hay né tránh bằng cách cùng nhau trải nghiệm những thói quen của nhau, cùng làm việc và giao tiếp nhiều hơn.
Bạn có thể chưa biết:
Có nên ly hôn khi con còn nhỏ hay chấp nhận cuộc sống gia đình bế tắc
Phụ nữ đừng lấy chồng sớm nếu chưa hiểu sâu sắc những điều này!
Những căng thẳng tổng thể của đại dịch – tài chính, tình cảm và thể chất – đang buộc một số người phải có cái nhìn tiêu cực về người bạn đời của mình. Căng thẳng trở nên lớn hơn và không có nơi nào để đi giải tỏa.
Nguồn ảnh: Power of Positivity
Sự thật là, việc dành nhiều thời gian cho nhau hơn hay gần gũi nhau hơn có thể làm tăng khả năng ly hôn. Tại Trung Quốc, hãng tin Bloomberg đã báo cáo mức độ ly hôn tăng đột biến vào tháng 3 năm 2020 sau khi các cặp vợ chồng làm việc tại nhà nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Thành phố Tây An, miền trung Trung Quốc và tỉnh Tứ Xuyên đều có số lượng hồ sơ ly hôn cao kỷ lục vào đầu tháng 3. Tại tỉnh Hồ Nam, một số nhân viên thậm chí không có thời gian để uống nước vì có quá nhiều cặp vợ chồng đang xếp hàng chờ nộp đơn ly hôn, theo báo cáo của báo chí nước nhà vào tháng 3 năm ngoái.
Ngoài ra, một nghiên cứu từ Đại học Washington đã chứng minh rằng các cuộc ly hôn thường tăng lên sau những tháng mùa hè hoặc sau kỳ nghỉ khi các cặp vợ chồng ở bên nhau trong thời gian dài hơn. Đó là lý do tại sao tháng 1 hằng năm tại Mỹ được gọi là tháng ly hôn. Tương tự, những cặp đôi chưa cưới có thể buộc phải xa nhau một thời gian dài hoặc hoãn đám cưới, tạo ra một loạt sự căng thẳng và dẫn đến chia tay.
Có phải nguyên nhân ly hôn chỉ là vì đại dịch?
Sẽ không công bằng nếu hoàn toàn đổ lỗi cho đại dịch Covid-19 làm tăng tỷ lệ ly hôn và các vấn đề trong mối quan hệ. Trong một bài báo của Spectrum News, một nhà tâm lý học thần kinh có trụ sở tại New York cho biết nhiều khách hàng của cô đã biết họ có vấn đề trong cuộc hôn nhân trước đại dịch và vấn đề của họ chỉ trở nên tồi tệ hơn trong thời gian giãn cách và làm việc tại nhà. Những người đang ly hôn hoặc kết thúc mối quan hệ yêu đương thường cho lý do là thiếu gắn kết, không hòa hợp, không chung thủy và xung đột liên tục.
Khám phá thêm:
Hôn nhân mệt mỏi – Làm sao để tìm lại lửa yêu ngày đầu?
4 cách “kích thích” có thể thắt chặt hôn nhân của bạn
Một nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Gia đình, có tên gọi mỹ miều là “Lý thuyết về hôn nhân của Goldilocks”, đã xem xét tác động của tuổi tác đến tỷ lệ ly hôn. Nghiên cứu tiết lộ rằng kết hôn quá sớm hoặc quá muộn có thể khiến cuộc hôn nhân của bạn gặp rủi ro. Kết hôn vào khoảng cuối tuổi 20 hoặc đầu tuổi 30 sẽ làm tăng khả năng hôn nhân bền vững. Nghiên cứu được chia thành năm nhóm tuổi khác nhau. Những người kết hôn dưới 20 tuổi có nguy cơ ly hôn cao hơn, vào khoảng 38%. Độ tuổi 20-24 có tỷ lệ ly hôn là 27%, trong khi độ tuổi 25-29 và 30-34 có tỷ lệ ly hôn lần lượt là 14% và 10%. Những người kết hôn trên 35 tuổi có tỷ lệ ly hôn là 17%.
Nguồn ảnh: Freepik
Có vẻ như các cặp vợ chồng ngày nay đang áp dụng một cách tiếp cận khác là sống thử trước hôn nhân. Việc này có thể giải thích tại sao các cặp vợ chồng có thể đợi lâu hơn cho đến khi chính thức kết hôn. Mặt khác, chúng ta có thể nói rằng tỷ lệ ly hôn của các cặp vợ chồng trên 50 tuổi đang tăng lên do họ kết hôn ở độ tuổi trẻ hơn.
Nhưng chúng tôi vẫn đang tự hỏi: Liệu đại dịch Covid-19 có khiến tỷ lệ ly hôn tăng vọt? Có thể chưa kết luận được. Có nhiều yếu tố quyết định khả năng ở bên nhau của một cặp vợ chồng hơn là đại dịch. Có thể độ tuổi mà bạn kết hôn là yếu tố đóng vai trò như một chiếc ô. Nếu bạn kết hôn vào cuối tuổi teen đến giữa tuổi 20, bạn có thể gặp khó khăn hơn về tài chính và tình cảm vì bạn vẫn đang tìm chỗ đứng của mình trong cuộc sống. Những cặp vợ chồng kết hôn ở độ tuổi này có thể gặp phải các vấn đề xung đột hoặc không chung thủy. Có thể đại dịch Covid-19 đã khiến một số vấn đề này phát sinh sớm hơn.
Nguồn ảnh: Freepik
Mặc dù các vấn đề xung đột và khả năng tương thích có thể nảy sinh trong bất kỳ cuộc hôn nhân nào, nhưng những cặp vợ chồng kết hôn vào cuối độ tuổi 20 và đầu độ tuổi 30 có thể có một cuộc hôn nhân bền vững hơn bởi vì ở độ tuổi đó, họ có khả năng đối mặt với các vấn đềvà tìm cách giải quyết chúng.
Có vẻ như đại dịch Covid-19 có thể là nguyên nhân khiến một số cặp vợ chồng ly hôn hoặc ly thân, nhưng rõ ràng nó không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ.
Nguồn: Business Insider
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!