Trữ đông sữa mẹ như thế nào để đảm bảo sữa không bị mất đi các chất dinh dưỡng tốt nhất. Trữ đông sữa mẹ có tốt không? Dưới đây là các quy tắc cơ bản mà mẹ cần thuộc nằm lòng.
Trữ đông sữa mẹ như thế nào
Hút sữa ra có thể giúp mẹ nhận biết thành phần sữa của mẹ tốt hay cần cải thiện?
Như mẹ đã biết, sữa mẹ bao giờ cũng gần 2 loại chính là sữa đầu và sữa sau. Sữa đầu loãng và thành phần chủ yếu là nước, vitamin và chất khoáng. Còn sữa sau (con bú từ phút thứ 5-7 trở đi) sẽ chứa toàn bộ chất béo, cần thiết cho phát triển thể chất và tăng cân của bé.
Có nên trữ đông sữa mẹ? Khi hút sữa và để vào tủ lạnh, sữa sẽ tách lớp, giúp mẹ nhận biết chính xác sữa của mình có tốt hay không. Nếu lớp chất béo nhiều và đặc thì đó là sữa mẹ tốt và giúp bé nhanh lớn. Trường hợp nhìn và thấy sữa loãng thì mẹ nên cải thiện chế độ dinh dưỡng, nhờ đó sữa cũng sẽ chất lượng hơn.
Cách trữ đông sữa mẹ tốt nhất và đảm bảo giữ nguyên dinh dưỡng cho bé
Đây là cách trữ đông sữa mẹ cho bé và 3 quy tắc mẹ cần nắm vững khi muốn trữ đông sữa.
1. Sử dụng túi trữ sữa chuyên dụng
Phương pháp trữ đông sữa mẹ như thế nào với túi trữ đông chuyên dụng
Túi nhựa trữ sữa chuyên dụng thường có giá thành vài nghìn một chiếc. Trên túi có sẵn chỗ để mẹ có thể ghi rõ ngày tháng trữ sữa. Lượng sữa trữ được của 1 túi trữ là từ 180-300ml nhưng mẹ cần chú ý là không đổ sữa hút ra quá đầy túi.
2. Thời gian bảo quản cho sữa mẹ
Nên tránh để sữa ở cánh cửa tủ như thế này
– Nếu mẹ hút sữa ra và để nhiệt độ phòng 26-27 độ C thì sữa chỉ để được 1 tiếng đồng hồ.
– Khi để ở ngăn mát của tủ lạnh, sữa sẽ cất giữ được trong vòng 48 giờ đồng hồ.
– Trường hợp mẹ cất trong tủ lạnh (có để đông đá các loại thực phẩm khác) thì sữa có thể trữ được nhiều nhất là 3 tháng.
– Nếu có tủ chuyên dụng, thời gian bảo quản sữa được tối đa là 6 tháng.
3. Phương pháp trữ đông sữa mẹ
Trữ đông sữa mẹ như thế nào
– Mẹ vắt sữa và đổ sữa vào bình rồi để vào ngăn mát tủ lạnh.
– Sau khi vắt được nhiều lần thì mẹ đổ chung vào một bình (lưu ý là sữa vừa hút ra không đổ thẳng vào sữa hút ra trước đó mà cần để riêng biệt trong ngăn mát 1 tiếng để nhiệt độ của các bình sữa như nhau).
– Đổ sữa từ bình vào túi trữ sữa. Từ từ kéo zíp của túi trữ sữa (mẹ nhớ miết chặt tay để không khí không đi vào túi).
– Ghi lại ngày tháng trữ sữa lên túi để tránh trường hợp sử dụng phải sữa đã quá hạn.
– Đặt túi sữa theo chiều nằm ngang vào trong ngăn đá để đảm toàn bộ túi sữa có được nhiệt độ đồng đều.
Trữ đông sữa mẹ như thế nào cho đúng cách – Mẹ đừng quên đặt túi sữa nằm ngang như thế này
Vắt sữa ra thì có thể để ở nhiệt độ phòng trong bao lâu?
Với nhiệt độ từ 27-28 độ C, mẹ chỉ có thể cất sữa ở bên ngoài nhiều nhất là 1 giờ đồng hồ. Sau thời gian này sữa dễ bị nhiễm khuẩn, nhanh hỏng và làm cho sữa có mùi khó chịu. Do đó, sau khi hút sữa xong, tốt nhất là mẹ nên để trong ngăn mát của tủ lạnh để bảo quản được lâu dài.
Sữa mẹ sau khi vắt ra nên bảo quản trong ngăn mát như thế nào?
Sau khi đã hút sữa và cho vào bình, nếu để có sữa cho con ăn ngay trong ngày hôm đó thì mẹ chỉ cần để vào ngăn mát.
Mẹ cần nhớ không để sữa ở cánh tủ lạnh mà nên để vào sâu bên trong của tủ. Sữa hút ra chỉ có thể bảo quản trong ngăn mát tối đa là 48 tiếng đồng hồ.
Cách hâm sữa mẹ sau khi bỏ ra từ ngăn mát với nhiệt độ nước là 40 độ C
Hâm sữa mẹ thế nào để đảm bảo dinh dưỡng của sữa còn nguyên vẹn?
– Mẹ cần để sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát trước 12 tiếng hoặc tiện nhất là qua đêm.
– Trước giờ bé ăn tầm 10 phút, đổ lượng sữa con sẽ ăn (ví dụ con ăn 120ml, mẹ chỉ nên đổ 120 ml từ túi sữa trữ đông chứ không cần đổ hết) vào bình.
– Ngâm bình vào bát nước khoảng 40 độ C để đảm bảo dinh dưỡng, không mất chất.
– Sữa sau khi rã đông có thể để ở nhiệt độ phòng 27 độ C tầm 1 tiếng đồng hồ.
– Trường hợp sữa đã bỏ ra ngoài sau khi rã đông thì nên cho bé bú hết. Con bú không hết thì mẹ có thể uống nốt hoặc bỏ đi, tuyệt đối không cho bé bú lại hoặc hâm lại để tránh con bị nhiễm khuẩn đường ruột.
Sữa đã rã đông nhưng vẫn ở trong ngăn mát, chưa bỏ ra ngoài thì có thể cất trong tủ lạnh tối đa thêm 48 giờ nữa. Do đó, sau 48 tiếng này mẹ không được cho con ăn nữa vì có thể khiến bé bị tiêu chảy.
The Asianparent Việt Nam
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!