Nhiều bậc cha mẹ vẫn đang tranh cãi trẻ sơ sinh mút tay phải làm sao. Có người cho rằng điều đó là tự nhiên và hoàn toàn không có vấn đề. Có người coi đó là thói quen xấu và gây hại cho con. Mỗi ý kiến đều có điểm đúng và sai riêng.
Tại sao trẻ sơ sinh mút ngón tay?
Trẻ sơ sinh cần mút ngón tay như một hoạt động khác ngoài ăn. Ở một số trẻ, nhu cầu này rõ rệt hơn ở những trẻ khác.
Nhu cầu này thường giảm sau 6 tháng tuổi. Nhưng có bé vẫn mút tay cho đến khi được 1 tuổi. Nếu sau 5 tuổi bé vẫn mút tay, bé có thể đang lo lắng hay có cảm xúc gì đó.
Mút ngón tay có lợi hay có hại?
Mút là phản xạ bẩm sinh của trẻ sơ sinh để bé có thể bú sữa mẹ. Động tác mút sẽ giúp bé thoải mái, vui vẻ. Mút tay cũng có thể giúp bé bớt quấy khóc.
Từ khi sinh ra đến khoảng 6 tháng tuổi, con bạn không có răng. Vì thế bé chỉ mút chứ không cắn. Bạn không cần lo lắng bé bị thương khi có thói quen này.
Tuy nhiên, khi trẻ lớn hơn, mút tay có thể làm xáo trộn việc mọc răng, thậm chí thay đổi cấu trúc miệng. Đó là lý do bố mẹ nên bỏ thói quen này cho trẻ từ khoảng 6 tháng tuổi khi trẻ bắt đầu mọc răng.
Nếu bạn vẫn cảm thấy thói quen này không gây hại cho bé, cũng chỉ nên để bé mút tay tối đa đến 6 tuổi. Đây là thời gian bé bắt đầu mọc răng cửa vĩnh viễn. Tuy nhiên không nên để quá lâu vì bé có thể bị trêu chọc khi đi học ở trường.
Nên bỏ thói quen mút tay cho bé từ lúc nào?
Mỗi đứa trẻ đều có sự phát triển riêng. Bố mẹ nên quan sát cách trẻ mút tay. Bé chỉ đặt tay vào miệng hay bé mút tay thường xuyên và rất mạnh.
Nếu bé mút tay mạnh, bạn có thể cần tìm những vật dụng thay thế ở khoảng 6 tháng tuổi. Ví dụ cho bé ngậm bình nước. Nếu bé chỉ đặt tay vào miệng, bạn có thể cần can thiệp khi bé được 1 tuổi.
Nhưng cũng có thể bố mẹ không cần làm gì cả. Trẻ thường sẽ bỏ mút ngón tay khi bé tìm ra những cách khác để bình tĩnh và thoải mái. Thường là ở 1 tuổi bé sẽ bỏ thói quen này.
Mặc dù vậy, vẫn có những trẻ phải mút tay vào ban đêm hay để đối phó với căng thẳng trong suốt nhiều năm. Càng can thiệp sớm, bé càng dễ bỏ thói quen này.
Trẻ sơ sinh mút tay phải làm sao?
Để can thiệp, mẹ cần biết thời gian, địa điểm bé thường mút tay. Sau đó, nguyên tắc nền tảng của phương pháp can thiệp tại nhà là đưa ra luật lệ và làm bé mất tập trung.
Ví dụ nếu bé mút tay trong xe hơi, mẹ có thể cho bé cầm sách vải để chơi. Hoặc bé mút tay khi thấy mệt, mẹ cần cho bé ngủ nhiều hơn.
Bạn cũng có thể đeo găng tay cho con hoặc quấn nhẹ tay bé bằng băng dính để bé không mút tay được. Bố mẹ không nên phạt khi bé mút tay vì chỉ khiến bé sợ mà thôi. Thay vào đó, nên khen bé vì đã không mút tay.
Mẹ có thể tạo một tờ lịch. Sau đó dán hình dán đáng yêu vào những người bé không mút tay. Sau một số ngày nhất định bố mẹ đã thỏa thuận trước với con, bố mẹ tặng con một phần thưởng nhỏ. Càng ngày, khoảng thời gian được nhận thưởng càng dài ra, phần thưởng sẽ nhỏ lại để bé tự bỏ thói quen này.
Nếu can thiệp tại nhà không hiệu quả, bạn nên đưa con đến bác sĩ nhi khoa để thực hiện trị liệu hành vi. Nhưng hãy nhớ rằng mút ngón tay cái thường không phải là vấn đề ở trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo. Bé sẽ bỏ thói quen ấy nếu bố mẹ hỗ trợ và cho bé thời gian.
Lời kết
Có gia đình cho trẻ mút tay nhưng không được ngậm ti giả. Có gia đình chỉ được ngậm ti giả chứ không được mút tay. Gia đình khác lại quan niệm bất kì điều gì làm bé thoải mái đều được.
Vậy nên đáp án cho câu hỏi trẻ sơ sinh mút tay phải làm sao còn phụ thuộc vào mỗi gia đình. Bạn sẽ là người tự quyết định bạn mong muốn điều gì cho con mình!
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!