Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là trạng thái bình thường hay bệnh lý? Chắc hẳn bố mẹ nào cũng lo lắng cho sức khỏe của trẻ khi trẻ ngủ không được sâu giấc. Vậy nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này ra sao? Bố mẹ hãy cùng bài viết tìm ra câu trả lời chính xác nhất nhé!
- Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ
- Biểu hiện sinh lý ở trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ
- Biểu hiện bệnh lý ở trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ
- Cha mẹ nên làm gì để khắc phục tình trạng bé ngủ hay vặn mình?
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là một phản xạ sinh lý bình thường của cơ thể bé. Khi bé mới được sinh ra, các tế bào thần kinh, thể vân, vỏ não còn chưa được hoàn thiện. Khi trẻ sơ sinh vặn mình, vận động tay chân là bé đang tìm cách thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ.
Mẹ có thể quan tâm:
Đồ trẻ sơ sinh có nên giặt máy không, giặt máy có khiến bé vặn mình khó ngủ hay không?
Bé hay vặn mình đỏ mặt, lồi rốn đến bật máu – Có phải hiện tượng bất thường?
Bên cạnh đó còn một nguyên nhân là do ngủ trên đệm quá cứng, tư thế ngủ không hợp lý, gối đầu quá cao hoặc môi trường bé ngủ không thoải mái. Khi thấy trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình đi kèm với với biểu hiện bất thường khác như gồng mình, hay giật mình, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm, nôn ói,… thì cha mẹ nên lưu ý đây có thể là biểu hiện của bệnh lý. Lúc này, bé cần được đưa đến bệnh viện ngay để bác sĩ có thể khám cho bé.
Biểu hiện sinh lý ở trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ
Khi cha mẹ đã biết được nguyên nhân làm cho bé hay vặn mình khi ngủ, thì cha mẹ cần để ý đến những biểu hiện sinh lý như:
Bị ảnh hưởng bởi ánh sáng
Ánh sáng nơi bé ngủ chưa lý tưởng sẽ khiến bé ngủ hay vặn mình. Nếu cha mẹ đặt con ở con nằm chỗ quá sáng, không được thoải mái hoặc xung quanh có nhiều tiếng ồn lớn sẽ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của con. Điều này sẽ khiến con ngủ không ngon giấc, hay vặn mình.
Được cho bú quá no hoặc đi ngủ khi bụng đói
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến con bị vặn mình. Khi mới sinh ra, dạ dày của em bé rất nhỏ. Mỗi lần bú chỉ bú được một lượng sữa nhất định. Do đó bé có thể mau đói hoặc mau no. Nó sẽ khiến cho bé hay vặn mình và ọc sữa ra ngoài sau mỗi lần bú hoặc khi vặn mình.
Buồn đi vệ sinh trong lúc ngủ
Bé vặn mình để rặn, đẩy hết những chất thải ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, bé còn vặn mình do mẹ quấn tã, quấn kén quá chặt. Điều đó khiến bé khó chịu hoặc do tã bị ướt,…
Biểu hiện bệnh lý ở trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ
Ngoài các yếu tố sinh lý thì bệnh lý cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình. Dưới đây là một số bệnh lý cụ thể:
Bị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày được biết đến là một trong những bệnh lý phổ biến gây nên hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình khi ngủ.
Bị nhiễm khuẩn
Nếu bé bị mắc các bệnh lý gây nhiễm khuẩn hoặc tổn thương hệ thần kinh trung ương cũng có thể gây triệu chứng tăng trương lực gây vặn mình. Hoặc bé có thể mắc bệnh về gan gây nên hiện tượng vàng da. Điều này dẫn tới cơ thể em bé sản sinh bilirubin quá mức. Hoạt động sản sinh bilirubin quá mức gây ra tổn thương ở não và tình trạng co giật, hay giật mình, vặn mình ở trẻ sơ sinh.
Mẹ có thể quan tâm:
Bị hạ canxi
Hạ canxi huyết là căn bệnh không còn xa lạ đối với trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị hạ canxi huyết nhất. Khi em bé bị hạ canxi huyết thường kèm theo các biểu hiện như dễ kích động, ngủ không ngon giấc, quấy khóc ban đêm, hay vặn mình, chân tay liên tục cử động trong khi ngủ.
Các bệnh lý liên quan đến thần kinh
Có thể em bé mắc các bệnh lý liên quan đến thần kinh như: bé bị rối loạn thần kinh bẩm sinh, tổn thương dây thần kinh,… sẽ dẫn tới hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình liên tục khi ngủ.
Bé bị các yếu tố khác tác động: Nếu trẻ bị tổn thương ở da hoặc bên trong tai bị côn trùng chui vào trong khi ngủ sẽ khiến cho trẻ hay vặn mình, giật mình hoặc khóc trong lúc ngủ.
Cha mẹ nên làm gì để khắc phục tình trạng bé ngủ hay vặn mình?
Để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:
- Không gian ngủ của bé cần thoải mái, yên tĩnh. Ban ngày không nên quá tối và ban đêm cần đủ tối. Nó giúp trẻ phân biệt được ngày, đêm, không bị đảo lộn giờ sinh hoạt.
- Nhiệt độ phòng nên ở mức vừa phải. Bạn không nên để trẻ bị quá nóng hoặc quá lạnh.
- Bạn Không nên để bé bú quá no hoặc quá đói.
- Phụ huynh lựa chọn kích thước, loại bỉm phù hợp với làn da của em bé. Bạn nên để em bé mặc quần áo rộng rãi và thoải mái để có được giấc ngủ ngon.
- Mẹ nên thường xuyên dọn dẹp vệ sinh phòng của trẻ. Chăn ga gối cần được thay giặt mỗi tuần một lần để trẻ không bị ngứa ngáy khó chịu.
- Mẹ không được để bỉm quá ướt. Điều này không những khiến trẻ ngủ không ngon giấc, hay vặn mình mà còn có thể khiến em bé bị hăm ở bẹn.
- Khi mẹ thấy trẻ sơ sinh vặn mình, giật mình mẹ có thể ôm bé vào lòng. Bạn âu yếm và hát ru để tạo cảm giác an toàn cho em bé. Cách này giúp em bé được che chở khi ngủ.
- Mẹ nên cho trẻ được tắm nắng thường xuyên vào mỗi buổi sáng. Điều này giúp bổ sung Vitamin D và canxi cho trẻ.
Hầu hết tất cả các trẻ từ sau khi sinh đến khi được vài tuần tuổi đều có biểu hiện vặn mình vì lúc này trẻ chưa quen với cuộc sống hoàn toàn mới bên ngoài tử cung của mẹ. Bên cạnh việc thực hiện các cách trị vặn mình ở trẻ sơ sinh, mẹ bỉm cũng cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, không nên ăn kiêng vì nguồn dinh dưỡng của trẻ sơ sinh lúc này hoàn toàn được cung cấp từ sữa mẹ, do đó khi người mẹ không đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến trẻ thiếu chất, đặc biệt là thiếu canxi, làm ảnh hưởng đến cả về thể chất và tinh thần của trẻ.
Kết
Các bậc cha mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng hay vặn mình ở con. Giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng. Giấc ngủ ngon và sâu có thể giúp trẻ phát triển được toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
Xem thêm:
- Mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh giúp bé ngủ ngon, chóng lớn
- Trẻ sinh non hay vặn mình, mẹ không được chủ quan
- Trẻ sơ sinh hay giật mình – phải làm sao để giảm bớt tình trạng khó chịu này cho bé?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!