Trẻ sơ sinh bụng to - chuyện đáng lo hay là chuyện nhỏ?

Ruột của trẻ khá dài so với kích thước ổ bụng. Lớp cơ thành bụng ở tuổi sơ sinh cũng chưa phát triển đầy đủ. Từ đó sinh ra hiện tượng trẻ sơ sinh bụng to.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh bụng to đến từ nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Nếu trẻ có những dấu hiệu như bụng trương cứng, đau bụng đến mức phát khóc, không đi ngoài được dài ngày, nôn mửa, đi phân lỏng… thì có thể trẻ đã mắc một bệnh lý của hệ tiêu hóa. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Tại sao trẻ sơ sinh bụng to?
  • Nguyên nhân và hướng xử lý khi trẻ sơ sinh bụng to do bệnh lý
  • Các nguyên nhân khác

Trẻ sơ sinh bụng to do nguyên nhân nào?

Có hai nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh bụng to: nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.

Nguyên nhân sinh lý

Ruột của trẻ khá dài so với kích thước ổ bụng. Lớp cơ thành bụng ở tuổi sơ sinh cũng chưa phát triển đầy đủ. Từ đó sinh ra hiện tượng trẻ sơ sinh bụng to.

Theo ThS.BS Dương Văn Sỹ - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, tình trạng bụng to do sinh lý sẽ cải thiện khi trẻ lớn dần lên. Chiều cao trẻ phát triển, đồng thời cơ thành bụng hoàn thiện dần sẽ giúp bụng bé thon dọn lại.

Một trong những cách nhận biết sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh là học cách quan sát phân của trẻ. Thông thường, trong giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi, phân của trẻ thường có cấu trúc lỏng sệt, có màu vàng hoa cà hoa cải. Một ngày trẻ thường đi ngoài khoảng 3 - 4 lần. Nếu phân của trẻ không có dấu hiệu bất thường, cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về tình trạng bụng to của trẻ.

Có thể bạn chưa biết

Bảng theo dõi tình trạng phân bé sơ sinh bú mẹ qua từng tháng tuổi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân bệnh lý

Nếu trẻ có những dấu hiệu như bụng trương cứng, đau bụng đến mức phát khóc, không đi ngoài được dài ngày, nôn mửa, đi phân lỏng… thì có thể trẻ đã mắc một bệnh lý của hệ tiêu hóa.

Nguyên nhân và hướng xử lý khi trẻ sơ sinh bụng to do bệnh lý

Đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu

Dấu hiệu nhận biết: chán ăn, khó chịu, nôn ói, bụng phình to, đi phân lỏng, …

Nguyên nhân trẻ bị đầy bụng

Trẻ phải ăn dặm quá sớm. Hệ tiêu hóa chưa thích nghi kịp với thức ăn lạ ngoài sữa mẹ.

Mẹ cho trẻ ăn quá nhiều so với nhu cầu: nhiều bữa trong ngày hoặc quá nhiều trong một bữa. Khi không tiêu hóa kịp, thức ăn sẽ đẩy nhanh xuống đường ruột gây nên hiện tượng đầy bụng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh.

Hướng xử lý

Mẹ điều chỉnh để trẻ bú đúng tư thế. Khi đầu trẻ ở vị trí cao hơn dạ dày, sữa sẽ dễ chạy xuống dạ dày hơn. Lúc này, khí thừa còn ở trên. Chỉ cần ợ hơi là bé có thể bớt khó chịu rồi.

Khi cho bé bú, mẹ hãy giữ đầu của bé cao hơn so với dạ dày. Sữa sẽ xuống dạ dày còn khí thừa nằm ở trên, trẻ dễ dàng ợ hơi.

Đối với trẻ không bú mẹ, mẹ đừng nên cho trẻ uống lại sữa thừa từ lần trước. Mẹ cũng lưu ý khi chọn núm ti phù hợp để trẻ không phải hít quá nhiều không khí vào bụng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có thể bạn chưa biết

Bệnh phình đại tràng ở trẻ sơ sinh

Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dấu hiệu: bụng trẻ căng cứng, sau sinh 24 giờ mà không thấy trẻ đi phân su.

Hướng xử lý

Trong trường hợp này, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị phù hợp. Cho bé chụp đại tràng, sinh thiết trực tràng, đo áp lực hậu môn trực tràng, … là những cách để bác sĩ xác định mức độ của bệnh.

Phương pháp điều trị duy nhất chỉ có thể là cắt bỏ đoạn trực tràng, nối đầu đại tràng với ống hậu môn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các nguyên nhân khác

Trẻ khóc nhiều

Vừa khóc vừa bú sẽ khiến bé hít nhiều không khí thừa. Đây là một hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Sau một thời gian, bụng sẽ bình thường trở lại.

Dị ứng thực phẩm

Sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của trẻ sơ sinh. Mẹ ăn thực phẩm nào thì trẻ cũng gián tiếp ăn món đó.

Đôi khi, một số thực phẩm mẹ ăn tiết ra nguồn sữa dị ứng với cơ thể của bé. Từ đó, sinh ra các hiện tượng đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu.

Bệnh Hirschsprung

Đây là một dạng rối loạn di truyền. Khi mắc bệnh này, dây thần kinh của các cơ dạ dày không phát triển.

Khi thức ăn vào dạ dày, không có những cơn co thắt hỗ trợ chuyển hóa đến cơ quan tiêu thụ. Thức ăn không tiêu hóa được, lâu ngày tích tụ trong dạ dày gây phình bụng ở trẻ.

Trẻ sơ sinh bụng to là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, mẹ đừng vội chủ quan nhé. Nếu trẻ có biểu hiện khác lạ, mẹ nên đưa ngay đến bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời nhé!

Chúc bé khỏe, mẹ vui!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn thông tin: Bụng to ở trẻ nhỏ (bụng cóc): Những điều cần biết - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

Bài viết của

Nhi Le