Bé quấy khóc khi bú bình có thể do nhiều nguyên nhân. Ngoại trừ trường hợp trẻ bị ốm đau thì mẹ hãy kiểm tra xem thử bé có gặp phải tình trạng đầy hơi, lịch ăn quá dày, núm vú chưa phù hợp hoặc con đang bước vào giai đoạn khủng hoảng.
1. Bé bị đầy hơi
Trong quá trình pha sữa và cho trẻ bú bình thì sẽ có một lượng không khí nhỏ lọt vào bình sữa và đi vào bụng bé. Trường hợp này rất dễ bị chướng hơi đau bụng, gây ra tình trạng bé quấy khóc, nôn trớ khi bú bình.
Để tránh tình trạng này, người mẹ nên:
- bế bé sao cho đầu bé ở một góc 45º (bé nằm ở chỗ lõm khủy tay gập lại của mẹ, cánh tay của mẹ ép nhẹ nhàng dọc theo mình con, còn bàn tay mẹ chạm tới mông của con).
- vỗ lưng giúp bé ợ khi bé bú bình được một lúc nhưng chưa hết sữa hoặc chờ khi bé đã bú hết sữa trong bình. Có 3 vị trí phổ biến giúp bé ợ hơi là bế bé thẳng, để cằm bé dựa vai mẹ rồi vỗ nhẹ vào lưng bé; bé ngồi trong lòng mẹ rồi mẹ vỗ lưng cho bé và bé nằm sấp trên đùi mẹ rồi mẹ vỗ lưng cho bé.
- chọn núm vú bình sữa với dòng chảy thích hợp để ngăn cản bé nuốt phải khí thừa khi bú bình.
2. Bé ăn cữ sữa quá dày
Trong một vài trường hợp, bé quấy khóc khi bú bình có thể liên quan tới lượng ăn và cữ sữa của trẻ. Nếu trẻ đã lớn hơn nhưng khoảng cách giữa các cữ sữa vẫn dày đặc khiến trẻ không kịp đói để ăn (nhưng vẫn bị bắt phải ăn), bé sẽ sinh ra quấy khóc, từ chối ăn sữa.
Giải pháp dành cho mẹ:
- Cai bữa đêm
- Giãn cữ sữa cho bé bằng cách tăng từ từ thời gian giữa các bữa sữa
- Tập cho con có một nếp sinh hoạt ổn định để con biết được khi nào đến giờ ăn, ngủ, chơi
3. Bé quấy khóc khi bú bình do bước vào giai đoạn khủng hoảng
Nếu bé có các biểu hiện như khóc đêm nhiều hơn, bám mẹ hơn, chán ăn, biếng bú, khó ngủ và thường tỉnh giấc, giấc ngủ không sâu; dễ trở nên cáu gắt, bực bội, khóc lóc thường xuyên; muốn được mẹ vỗ về, âu yếm, … Đồng thời các biểu hiện này diễn ra vào thời điểm trẻ đang học một kĩ năng mới như lẫy, trườn, bò, … thì rất có thể tình trạng bé quấy khóc khi bú bình liên quan tới giai đoạn khủng hoảng của trẻ.
Bí quyết được nhiều bậc phụ huynh đúc kết sau khi đã trải qua thời kỳ đầy khó khăn chỉ gồm 3 từ: “Mặc kệ con”. Tại sao ư? Vì đây là quá trình phát triển tự nhiên, không thể ngăn ngừa mà chỉ có thể đồng hành. Nên để con được tự do và thoải mái trong không gian riêng của mình bởi trẻ con có quyền được khóc, được quấy.
Sau khủng hoảng sẽ là nắng đẹp. Chỉ vài ngày thôi rồi mọi chuyện sẽ trở lại quỹ đạo ban đầu. Con sẽ lại ngoan, sẽ lại ăn ngủ đều và thôi bám mẹ.
Giải pháp dành cho mẹ trong giai đoạn này là:
- Cho con đi ngủ sớm hơn bình thường từ 30-45 phút
- Giảm bớt 1 giấc ngày nếu mẹ muốn (áp dụng với tuần 12 – 26 hoặc 37 – 55 hoặc 64)
- Không ép bé ăn
- Quan tâm đến bé nhiều hơn
4. Bé quấy khóc khi bú bình do sử dụng núm vú chưa phù hợp
Ở một số trẻ háu ăn, bé có khả năng mút sữa với tốc độ tốt hơn trẻ khác. Lúc này, nếu mẹ không kịp thời nhận ra và vẫn dùng loại núm nhỏ, dòng sữa chảy chậm sẽ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.
Giải pháp dành cho mẹ:
Trên thị trường có nhiều loại núm vú với kích cỡ và tốc độ chảy khác nhau. Mẹ nên cho bé thử một vài loại để tìm ra kích cỡ phù hợp nhất. Khi cho bú, quan sát xem bé có gặp khó khăn để nút được sữa hoặc sữa chảy quá nhiều khiến bé bị nghẹn. Mẹ cũng không nên cố gắng chỉnh sửa lỗ chảy của núm vú nhỏ để tăng tốc độ chảy của sữa.
Nếu mẹ không thể biết trước hình dáng hoặc kích cỡ núm vú nào bé sẽ thích thì tốt nhất mẹ nên mua nhiều loại khác nhau và quan sát phản ứng của bé.
5. Bé bị nghẹt mũi
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!