Phân bé sơ sinh trong 4 tháng đầu tiên khá lỏng chứ không dẻo, nhão do lượng nước chứa trong phân trẻ thường nhiều. Theo cách gọi dân gian, đây chính là loại phân hoa cà hoa cải.
- Đặc điểm phân trẻ sơ sinh giai đoạn 0-4 tháng tuổi
- Đặc điểm phân bé sơ sinh giai đoạn 5-8 tháng tuổi
- Phân của bé từ 12 -18 tháng
- Màu sắc phân của bé sơ sinh như thế nào là bất bình thường?
Đặc điểm phân trẻ sơ sinh giai đoạn 0-4 tháng tuổi
Trong 4 tháng đầu tiên này, lượng nước chứa trong phân trẻ thường nhiều. Do đó mẹ sẽ thấy trẻ sơ sinh đi phân lỏng ở giai đoạn chứ không dẻo, nhão. Theo cách gọi dân gian, đây chính là loại phân hoa cà hoa cải.
- Trẻ sơ sinh đi phân lỏng chứ không dẻo, nhão (Nguồn ảnh: istockphoto)
Màu sắc của phân trẻ sơ sinh giai đoạn này
Trong những ngày đầu tiên sau sinh, phân con có màu đen, dẻo và dính, được gọi là phân su. Loại phân này được tạo thành từ chất nhầy, nước ối và tất cả những gì con đã tiêu hóa được khi ở trong bụng mẹ.
Sau 3-4 tuần, phân sẽ thay đổi màu sắc theo thứ tự là vàng, màu bã trà nhạt và thỉnh thoảng có màu xanh sáng.
Đặc điểm hình dạng phân bé sơ sinh 0-4 tháng tuổi
Kể từ khi con chào đời cho đến 2 tháng tuổi, do trong phân của trẻ thường chứa nhiều nước. Đến 3 tháng tuổi, phân chuyển sang dạng nhão, nhầy. Với các bé bú mẹ, hầu hết các chất dinh dưỡng sẽ thấm qua thành ruột và được cơ thể trẻ hấp thụ hoàn toàn. Vì vậy, không có gì lạ nếu bé đi ngoài 2-3 ngày một lần hoặc thậm chí có bé là 1 tuần/lần.
Mùi phân bé sơ sinh 0-4 tháng tuổi
Về mùi phân của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ và sữa công thức tất nhiên sẽ có khác nhau. Trẻ bú sữa công thức thì phân sẽ có mùi hơn trẻ bú sữa mẹ.
Bé đi bao nhiêu lần trong ngày vào thời điểm này
7 ngày đầu tiên sau khi chào đời, bé có thể đi khá nhiều lần (5-6 lần) và giảm dần do dạ dày đã tích trữ được lượng thức ăn nhiều hơn. Khi hoạt động của ruột ngày càng phát triển thì số lần đi của bé sẽ ít hơn. Có thể chỉ còn lại 3 lần/ngày, 1 lần hoặc thậm chí là nhiều ngày/lần.
Đặc điểm phân bé sơ sinh giai đoạn 5-8 tháng tuổi
Màu sắc phân của trẻ trong những tháng này
Phần lớn trẻ sẽ bắt đầu ăn dặm ở độ tuổi này. Bé sẽ hấp thu thức ăn ngoài sữa mẹ. Màu phân của trẻ sơ sinh từ màu vàng =, sẽ chuyển sang màu của nước trà đậm. Thỉnh thoảng có lẫn màu xanh sáng, xanh hoàn toàn hoặc mang màu sắc của thức ăn mà con ăn vào (chẳng hạn màu cà rốt xay nhuyễn, màu xanh của rau, …)
Hình dạng phân của bé khi 5-8 tháng
Từ dạng lỏng và nhầy, giờ đây phân của trẻ đã từ từ cứng hơn, có hình dạng nhất định nhưng vẫn mềm vì chứa một lượng nước nhất định.
Mùi phân của trẻ
Mẹ đừng ngạc nhiên nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối ở những tháng này. Đó là do thức ăn dặm khiến phân bé giờ đây mang mùi giống như của người lớn.
Số lần bé đi ngoài trong giai đoạn này
Vì đây là thời điểm con bắt đầu ăn dặm nên con đi nhiều hay ít còn phụ thuộc vào loại thức ăn con đã hấp thụ có dễ tiêu hóa hay không. Tuy vậy, hầu hết các bé sẽ đi chỉ còn 1 lần/ngày hoặc vài ba ngày một lần.
- Mẹ đừng ngạc nhiên nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối (Nguồn ảnh: istockphoto)
Phân của bé sơ sinh từ tháng 9-11
Màu sắc phân trẻ trong độ tuổi này đã gần giống với người lớn, chủ yếu là vàng, vàng đậm hoặc nâu sậm. Đây cũng là thời điểm con ăn được nhiều thức ăn dặm hơn (so với lượng sữa).
Hình dạng phân của bé
Phân của con đã có hình dạng rõ rệt. Một số loại thức ăn nếu cơ thể con không tiêu hóa hết thì con sẽ đi nguyên ra thức ăn đó. Với các bé ăn theo phương pháp BLW, đôi khi mẹ sẽ thấy có lẫn những mẩu thức ăn còn nguyên. Đây là điều bình thường, mẹ không nên lo lắng.
Mùi phân của bé sơ sinh giai đoạn này
Vì bé không còn chỉ ăn mỗi sữa mà thay vào đó lượng thức ăn dặm chiếm phần lớn. Dưới tác động của men tiêu hóa được tiết ra sao cho phù hợp với lượng thức ăn nên khiến cho phân bé có mùi “nặng” như của người lớn.
Số lần đi của con
Đã thực sự giảm xuống còn 1 lần/ngày hoặc vài ngày một lần. Nếu bé ăn đa dạng, phong phú, nhiều rau, chất xơ thì con sẽ dễ đi ngoài hơn. Đôi khi do việc thử các món mới mà bé có thể khó đi hơn hoặc đi nhiều hơn (2-3 lần/ngày).
Phân của bé từ 12 -18 tháng
Màu sắc phân của trẻ
Bây giờ phân bé đã thực sự giống như người lớn, nặng mùi và thực sự có hình dạng thuôn, cứng. Màu phân khỏe mạnh của bé chính là vàng, vàng sẫm hoặc màu nước trà.
Hình dạng phân của con ở tuổi này
Lúc này đường ruột con đã dài hơn và có khả năng hoạt động như của người lớn. Vì vậy, cơ thể bé chứa được nhiều chất thải. Phân của trẻ do đó mà cũng cứng và rắn hơn.
Mùi phân
Thực sự là “nặng mùi” giống như của người lớn.
Số lần đi của con
Bé có thể đi 1 ngày/ lần hoặc 2-3 ngày/lần. Mẹ cần quan sát xem bé đi tiêu dễ dàng, không rặn ị đỏ mặt, phân có hình thuôn nhưng không cứng, nhỏ như phân dê có nghĩa là con hoàn toàn bình thường.
Màu sắc phân của bé sơ sinh như thế nào là bất bình thường
- Phân có màu xanh lá: Đối với các trẻ bú mẹ nếu đi phân có màu xanh lá có thể là do trẻ đã hấp thụ quá nhiều đường lactose tự nhiên có trong sữa mẹ. Nếu qua hơn 1 ngày mà phân trẻ vẫn còn xanh, có thể dạ dày của trẻ đang có vấn đề, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra.
- Phân màu đỏ: Dấu hiệu ruột chảy máu hoặc là nguy cơ cảnh báo về xoắn ruột.
- Thấy phân có màu đen: Rất có thể dạ dày hoặc ruột non của bé đang có vấn đề.
- Phân màu trắng: Đặc trưng của bệnh tiêu chảy, thường đi kèm với biểu hiện nôn trớ.
Bé bú mẹ hoàn toàn thì nguyên nhân gây tiêu chảy có thể do thực phẩm mẹ đã ăn. Kèm theo các triệu chứng quấy khóc, bú kém, đau bụng, mất nước dẫn đến mệt mỏi.
Ba mẹ cần theo dõi tình trạng của con và đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị kịp thời. Lưu ý không tự ý cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc điều trị nào, kể cả men tiêu hóa nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!