Nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ có thể là dấu hiệu cơ thể trẻ đang bị vi khuẩn cảm lạnh, cúm hay viêm họng liền cầu xâm nhập. Và hạch có vai trò trong việc phòng chống bệnh tật, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn. Cùng tìm hiểu nội dung bài viết
- Hạch là gì?
- Nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ nguyên nhân do đâu?
- Cách điều trị nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ như thế nào?
- Khi nào thì đưa con đến bệnh viện hay thăm khám bác sĩ?
- Những điều phụ huynh cần nhớ để hỏi bác sĩ
Hạch là gì?
Nổi hạch có nghĩa là sưng các hạch bạch huyết hoặc các tuyến. Đây là những tuyến có hình dạng như hạt đậu, thường ở vùng cổ, nách, bẹn, ngực và bụng. Các tuyến này hoạt động như bộ lọc của dịch bạch huyết. Dịch bạch huyết này chứa các tế bào bạch cầu (tế bào bạch huyết) giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Khi hạch sưng, đau là biểu hiện phản ứng của cơ thể, hầu hết là lành tính nhưng đôi khi là trọng bệnh. Các hạch bạch huyết thường có chiều ngang từ 0,5 đến 1,5 cm, tùy thuộc vào vị trí của chúng. Nhìn chung, các hạch bạch huyết có kích thước bằng hạt đậu.
Bị nổi hạch có thể chỉ xảy ra ở một vùng trên cơ thể; hoặc có thể ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết khắp cơ thể. Các hạch bạch huyết bị nổi ở vùng cổ là phổ biến nhất.
Gần như hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ bị nổi hạch vào một thời điểm nào đó. Đó là vì các tuyến mở rộng thường xảy ra với các bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn như cảm lạnh, cúm hoặc viêm họng liên cầu.
Nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ nguyên nhân do đâu?
Trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở sau đầu, hay một vị trí nào khác trên cho thấy cơ thể con đang chống chọi với nhiễm trùng nào đó.
Nếu các hạch bạch huyết bị nhiễm virus, chẳng hạn như cảm lạnh, hoặc vi khuẩn, chẳng hạn như trong bệnh viêm họng liên cầu khuẩn, thì chúng có thể sưng lên đến khoảng 2 cm ở vùng cổ. Điều này có nghĩa là các hạch bạch huyết đang phản ứng với nhiễm trùng và làm việc tích cực để kiểm soát nó.
Các nguyên nhân khác:
- Nhiễm trùng da, phát ban và côn trùng cắn có thể khiến các hạch bạch huyết lớn hơn.
- Khá hiếm trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở sau đầu hay các vị trí khác là do ung thư. Chẳng hạn như bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch.
Cách điều trị nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ như thế nào?
Trẻ sơ sinh bị nổi hạch bạch huyết thường có kích thước lớn hơn so với người trưởng thành. Bố mẹ cũng không cần phải quá lo lắng khi bé nổi hạch không kèm các triệu chứng khác. Vì đây là dấu hiệu thể hiện hệ thống miễn dịch của trẻ hoạt động tốt trong việc chống lại các nhiễm trùng đó. Thậm chí trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở sau đầu, sau cổ ngay cả khi trẻ khỏe mạnh.
Trong trường hợp bé bị nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh để điều trị nguyên nhân cơ bản gây sưng tấy. Một số trường hợp có thể mất đến một tháng hoặc hơn để vết sưng biến mất hoàn toàn.
Trẻ bị viêm hạch kèm theo sốt cao, đau nhiều và khó uống, khó nuốt có thể phải nhập viện để truyền kháng sinh đường tĩnh mạch (kháng sinh tiêm qua tĩnh mạch).
Khi nào thì đưa con đến bệnh viện hay thăm khám bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp là lành tính, nhưng ba mẹ cũng không nên chủ quan khi trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở sau đầu; hay vị trí nào khác.
Điều đầu tiên là ba mẹ phải đưa con thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Nếu là do nhiễm virus thì thường vô hại và sẽ tự khỏi mà không cần điều trị khoảng từ 2-4 tuần. Ngoài ra, cũng nên chú ý và nhanh chóng đưa con đi thăm khám hơn nếu bé:
- Có dấu hiệu bị sốt hay đau họng.
- Các hạch bạch huyết tiếp tục bự dần hoặc không có dấu hiệu thu nhỏ lại kích thước bình thường trong vài tuần.
- Trẻ sơ sinh giảm cân
- Xuất hiện vết bầm tím bất thường. Đây là tình trạng máu thoát ra khỏi hệ thống tuần hoàn, nguyên nhân là do trẻ bị thiếu hụt vitamin K. Mặc dù không gây nguy hiểm với trẻ nhưng bố mẹ không nên tự ý bổ sung vitamin K. Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và có chỉ định điều trị từ bác sĩ”.
Hãy lập tức đưa con đi cấp cứu khi:
- Vùng da xung quanh khu vực bị nổi hạch sưng tấy đỏ và đau.
- Bị nổi hạch to đến 4cm chiều ngang hoặc bự hơn.
- Nổi hạch ở vùng cổ rất sưng và con khó thở hoặc khó cử động đầu.
- Nhận thấy các cục u bên dưới hàm của con, dọc theo hai bên cổ, sau gáy, nách hoặc bẹn.
- Trẻ sơ sinh quấy khóc không ngừng, có bất kỳ âm thanh thở bất thường nào hoặc khó thở.
Những điều phụ huynh cần nhớ để hỏi bác sĩ
- Nếu có thời gian, hãy ghi ra những thắc mắc của bản thân về tình trạng của con.
- Khi bác sĩ thăm khám, hãy ghi lại tên bệnh hay phương pháp điều trị nếu đây là kiến thức mới.
- Nhờ bác sĩ giải thích thêm về tình trạng và phương pháp điều trị cho bé.
- Thời gian dự kiến con sẽ hết bị nổi hạch? Có tác dụng phụ gì hay không?
- Trong quá trình điều trị thì cần lưu ý gì thêm để biết rằng đấy là bất bình thường?
- Khi nào trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở sau đầu cần đi tái khám?
Bình tĩnh quan sát con là những gì mẹ nên làm đầu tiên. Sau đó, hãy đưa bé đến bệnh viện để được khám, xác định nguyên nhân và phác đồ điều trị. Mỗi trẻ là khác nhau và bác sĩ chuyên khoa là người duy nhất mẹ nên tin tưởng.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!