Trẻ sơ sinh giật mình liên tục - Đâu là nguyên nhân và giải pháp cho mẹ?

Tình trạng trẻ sơ sinh bị giật mình liên tục có thể để lại ảnh hưởng vô cùng xấu tới sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ. Do đó, bố mẹ cần đặc biệt chú ý tới điều này để nhanh chóng kịp thời có biện pháp xử lý phù hợp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh bị giật mình liên tục có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Điều này không chỉ khiến mẹ lo lắng, xót xa mà còn không tốt cho sức khỏe của trẻ nếu tình trạng này kéo dài. Làm sao để con ngủ ngoan không khóc là câu hỏi mà mẹ luôn băn khoăn. Để trả lời cho câu hỏi đó, mời mẹ đọc bài viết dưới đây nhé!

Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Vì sao trẻ sơ sinh bị giật mình liên tục?
  • Hậu quả khôn lường khi trẻ sơ sinh giật mình liên tục
  • Giải pháp chấm dứt tình trạng trẻ sơ sinh bị giật mình liên tục

Vì sao trẻ sơ sinh bị giật mình liên tục?

Nguyên nhân sinh lý

  • Phản xạ tự nhiên: Giật mình là 1 trong những phản xạ tự nhiên của trẻ khi mới chào đời. Sau khi sinh, bé chuyển từ môi trường trong tử cung của mẹ sang môi trường mới nên có phản xạ giật mình liên tục để bảo vệ bản thân trước những nguy cơ đe dọa khác nhau.
  • Tâm lý bất an: Khi bé bị hồi hộp, lo lắng, sợ hãi hay cảm giác không an toàn.
  • Tiếng ồn lớn khiến trẻ sơ sinh bị giật mình liên tục khi ngủ: Trẻ có thể bị giật mình bởi những tiếng động lớn ở bên ngoài, khi bị đặt xuống giường đệm một cách bất ngờ trong lúc đang được bế.

Khám phá thêm:

Bé ngủ không sâu giấc, hay giật mình thì mẹ phải làm sao?

Nguyên nhân sinh lý khiến trẻ sơ sinh giật mình liên tục là gì?

Nguyên nhân bệnh lý

  • Thiếu canxi: Thiếu canxi có thể dẫn đến trẻ còi xương, làm bé hay rướn người và giật mình khi ngủ. Trong trường hợp này, trẻ có thêm một số biểu hiện khác như chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm và rụng tóc vành khăn.
  • Bị ốm: Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có thể do biểu hiện của một số bệnh như viêm tai giữa, viêm họng, giun sán.
  • Mắc một số bệnh lý: Trẻ bị bệnh tim, cơ thể suy nhược, thiếu máu kéo dài dễ bị giật mình khi ngủ.
  • Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương: Các vấn đề về thần kinh như dây thần kinh của bé bị tổn thương hoặc rối loạn thần kinh bẩm sinh có thể gây ra triệu chứng trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ.
  • Trào ngược dạ dày: là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ hay giật mình khi ngủ.

Trẻ sơ sinh giật mình liên tục và khóc thét có thể tiềm ẩn bệnh lý

Trẻ sơ sinh ngủ vặn mình liên tục là do đâu?

Nơi ngủ không được thoải mái. Ví dụ chỗ ngủ của con có quá nhiều ánh sáng, tiếng ồn lớn xung quanh, điều này sẽ làm trẻ bị giật mình, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh cũng gây ra tình trạng vặn mình, giật mình của bé.

Do trẻ đói: Trẻ sơ sinh khả năng dự trữ năng lượng thấp, hơn nữa dạ dày nhỏ nên mỗi lần trẻ ăn được rất ít. Vì vậy khi ngủ trẻ cũng có thể bị đói làm trẻ khó chịu, vặn mình, quấy khóc. Mặc dù vậy cũng không nên cho bé bú quá no vì sẽ khiến trẻ sơ sinh ọc sữa sau mỗi lần bú hoặc mỗi khi vặn mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi trẻ rặn tiểu hoặc đại tiện: Khi tiểu hoặc đại tiện trẻ sơ sinh hay vặn mình, đỏ mặt, thậm chí quấy khóc vì cơ vòng hậu môn và cơ vòng bàng quang của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.

Do môi trường xung quanh làm cho trẻ không thoải mái cũng làm trẻ vặn mình: có thể do tã bị ướt, trẻ bị quấn quá chặt, do trẻ thường có những vận động co tay co chân hay quơ tay nhưng nếu bị quấn chặt quá cũng làm cho bé cảm thấy khó chịu nên vặn mình.

(Nguồn: Vinmec.com)

Hậu quả khôn lường khi trẻ sơ sinh giật mình liên tục

Hiện tượng trẻ ngủ giật mình liên tục và khóc đêm nếu xảy ra thường xuyên sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu như:

Trẻ tăng cân chậm

Giấc ngủ sâu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi chức năng của cơ thể nói riêng, sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ nói chung.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi trẻ ngủ sâu giấc thì tuyến yên sẽ được kích thích và tiết ra hormone tăng trưởng gấp 4 – 5 lần so với bình thường. Nhờ vậy trẻ có thể phát triển chiều cao và tăng cân tốt hơn.

Nếu trẻ ngủ giật mình khóc thét thường xuyên, chất lượng giấc ngủ sẽ không được đảm bảo, bên cạnh đó sự phát triển thể chất cũng bị ảnh hưởng.

Mẹ đã biết chưa?

7 cách đánh thức bé sơ sinh dậy bú giúp con không giật mình quấy khóc

12 bí quyết giúp bé ngủ ngon không giật mình quấy khóc

Suy giảm khả năng nhận thức

Trong những năm đầu đời, não của bé chưa thực sự hoàn thiện, vì vậy não bộ trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lúc này, sự phát triển não bộ của bé dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân kích thích. Những trẻ giật mình liên tục và quấy khóc nửa đêm có khả năng học hỏi cũng như xử lý tình huống kém hơn khi so sánh với những trẻ ngủ ngon và sâu giấc trong những năm đầu đời.

Hệ thống miễn dịch và tiêu hóa bị ức chế khi trẻ sơ sinh giật mình liên tục

Hiện tượng bé giật mình còn là nguyên nhân làm hệ thống miễn dịch và tiêu hóa bị ức chế. Điều đó khiến trẻ dễ bị ốm và nhiễm trùng.

Nguy cơ đột tử tăng cao

Khi trẻ khóc liên tục sẽ gây ức chế hệ hô hấp, có thể khiến trẻ ngưng thở và tăng nguy cơ đột tử.

Nguy cơ đột tử tăng cao nếu trẻ sơ sinh giật mình liên tục

Chất lượng giấc ngủ của trẻ bị giảm

Giật mình khi ngủ có thể khiến trẻ sau đó tỉnh cả đêm và quấy khóc.

Trẻ dễ bị đói lả, mẹ giảm sữa

Tình trạng trẻ giật mình liên tục sẽ khiến trẻ giảm phản xạ bú, gián tiếp làm lượng sữa mẹ bị giảm dần và có thể khiến mẹ bị mất sữa nếu tình trạng này kéo dài.

Tăng nguy cơ mắc các chứng rối loạn cảm xúc

Tình trạng giật mình liên tục của trẻ sơ sinh có thể để lại ảnh hưởng vô cùng xấu tới sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ. Do đó, bố mẹ cần đặc biệt chú ý tới điều này để nhanh chóng kịp thời có biện pháp xử lý phù hợp.

Tình trạng giật mình ở trẻ làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn cảm xúc

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giải pháp chấm dứt tình trạng trẻ sơ sinh bị giật mình liên tục 

  • Chuẩn bị cho bé không gian ngủ thích hợp.
  • Mẹ không nên cho trẻ bú ít quá hoặc no quá. Trẻ bú ít sẽ nhanh đói, giật mình tỉnh giấc để đòi ăn. Còn khi bú quá no, bé sẽ bị đầy bụng và nôn trớ, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Thông thường, cứ sau khoảng 2 – 3 tiếng mẹ nên cho bé bú 1 lần, lúc này mẹ có thể nhẹ nhàng ôm bé, vỗ về cho bé bú.
  • Khi bé giật mình khóc thét, mẹ có thể massage để giúp bé thư giãn, thả lỏng cơ thể và dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu.
  • Mẹ cần cân nhắc lựa chọn loại tã, bỉm cho bé vì làn da của trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi các chất, mùi trong nhiều loại bỉm. Bên cạnh đó, cần tránh mặc cho bé quần áo hoặc tã bỉm quá chật, dễ khiến con bị bí bức, khó chịu. Nên thay và kiểm tra bỉm bé thường xuyên, đảm bảo bỉm mặc cho bé luôn sạch sẽ và khô thoáng.
  • Việc áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, chè… sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng này.
  • Thường xuyên cho bé tắm vào sáng sớm giúp cơ thể bé tổng hợp được nhiều vitamin D, kích thích sự hấp thụ canxi, không chỉ ngừa còi xương mà còn đảm bảo cho bé giấc ngủ êm ái.
  • Mẹ nên chú ý quan sát biểu hiện của con để có cách xử lý hiệu quả nhất.

Lời kết

Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị giật mình liên tục, khóc thét dữ dội, dai dẳng, liên tục nhiều ngày, kèm theo biểu hiện bệnh lý như nôn ói, tiêu chảy… mẹ cần đưa con ngay đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chúc con yêu của các mẹ luôn ngoan ngoãn và khỏe mạnh!

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparentVietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi