Trẻ sơ sinh 6-8 tuần tuổi - Thời điểm cáu gắt đặc biệt không phải mẹ nào cũng "thấu hiểu"!

Một nhóm các nhà khoa học cho rằng 6 tuần sau sinh là thời điểm kết thúc thời kỳ “hậu sinh” của người mẹ, thành phần sữa mẹ mà chủ yếu là hóc-môn thay đổi, điều này làm con trở nên dễ kích động và nhiều mẹ có hiện tượng trầm cảm sau sinh từ giai đoạn này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi đến 2 tháng sẽ ăn ngủ thất thường hơn, cáu gắt nhiều hơn, … Nếu mẹ đang ở trong tình trạng “bấn loạn” thì đây là lý do. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Sự phát triển của em bé 6 tuần tuổi
  • Những thay đổi của bé sơ sinh trong giai đoạn 6-8 tuần
  • “Đỉnh điểm của sự nổi giận” – Nghiên cứu tâm lý về trẻ sơ sinh trong giai đoạn đặc biệt này
  • 6-8 tuần tuổi – Trẻ sơ sinh sẽ có những biểu hiện cáu kỉnh như thế nào?
  • Vì sao trẻ sơ sinh lại khóc nhiều vào thời điểm 6-8 tuần?
  • Bố mẹ nên làm gì để giúp bé trải qua giai đoạn siêu cáu kỉnh vào thời điểm trẻ sơ sinh 6-8 tuần tuổi?

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi

Trẻ sơ sinh ở mốc 6 tuần tuổi sẽ tăng cân với tốc độ khoảng 0,7 đến 0,9kg mỗi tháng. Vào cuối tuần thứ 8 sau sinh, trẻ đã có thể nặng thêm 1,8kg so với lúc chào đời.

Về chiều cao, trung bình bé sẽ tăng thêm 1,9cm mỗi tháng.

Chu vi vòng đầu của bé sẽ tiếp tục tăng khoảng 2cm mỗi tháng trong suốt 1 năm đầu đời. Chu vi vòng đầu tăng đúng chuẩn là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng và phát triển não bộ.

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn – Bác sĩ Nhi – Sơ Sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang, cho đến khi được 2 tháng tuổi thì trẻ vẫn phải dậy giữa đêm để bú. Tổng số giờ ngủ của bé sẽ vào khoảng 16 giờ mỗi ngày.

Trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi cần có giấc ngủ ngon và sâu để phát triển và hoàn thiện các bộ phận, các giác quan của mình. Giấc ngủ sâu trong giai đoạn này chỉ thường kéo dài trong khoảng 20 phút nên đừng lo lắng khi thấy trẻ chỉ ngủ những giấc ngắn.

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những thay đổi của bé sơ sinh trong giai đoạn 6-8 tuần

Bé 6 tuần tuổi khó duy trì giấc ngủ dài nữa (Nguồn ảnh: iStock)

Với nhiều bố mẹ, trong 2-3 tuần đầu tiên, bé thật dễ nuôi biết bao. Hầu như con chỉ ăn và ngủ rất ngoan. Nhưng khi bước sang giai đoạn 6-8 tuần, mọi thứ dường như bị đảo lộn.

Trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi trở đi tự dưng cáu gắt nhiều hơn, con tỉnh giấc nhiều vào ban đêm và rất khó ngủ lại.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiều mẹ cảm nhận được những thay đổi rõ ràng của bé:

– Con bú nhiều và liên tục (thường là tuần thứ 6)

– Bé bú ít hoặc không chịu bú (có thể diễn ra ở tuần thứ 8).

Nếu mẹ đang ở trong tình trạng “bấn loạn” vì không hiểu bé sơ sinh của mình đang làm sao thì đây chính là lý do.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giấc ngủ của bé 8 tuần tuổi

Một số em bé 8 tuần tuổi ngủ nhiều hơn những bé khác và đã theo một thời khóa biểu đều đặn ngủ và thức. Nhưng các bé khác lại tỉnh táo hơn, và chống lại nỗ lực cố gắng cho bé ngủ của ba mẹ. Thực ra ở giai đoạn tuần thứ 8 của trẻ sơ sinh này, không có quy tắc nào về giấc ngủ của các em bé cả.

Ba mẹ hãy nhớ rằng mình không thể điều khiển giấc ngủ của em bé, khi nào chúng ngủ và thậm chí ngủ trong bao lâu. Điều mà ba mẹ có thể làm được chỉ là những đáp ứng để bé có giấc ngủ ngon và ổn định mà thôi.

Ba mẹ có thể thực hành việc đặt bé vào cũi khi bé còn thức để bé học cách tự ngủ một mình. Nếu bạn chỉ đặt bé vào cũi khi con đã buồn ngủ thì trẻ sẽ không học được những kỹ năng liên đến việc tự chơi, tự vào giấc ngủ. Bé dần dần sẽ trở nên phụ thuộc vào việc bố mẹ giúp bé đi ngủ và sau này có thể con sẽ đợi những lời nhắc nhở hay vỗ về, ôm ấp mỗi khi bé bước vào 1 giai đoạn thức, ngủ mới.

“Đỉnh điểm của sự nổi giận” – Nghiên cứu tâm lý về trẻ sơ sinh trong giai đoạn đặc biệt này

Các bác sĩ và nhà tâm lý trẻ sơ sinh cho rằng, giai đoạn cáu gắt từ tuần thứ 6-8 của bé là một trong các cột mốc phát triển hoàn toàn bình thường.

Hầu hết trẻ sơ sinh nào cũng sẽ trải qua giai đoạn này với mức độ quấy khóc, sinh hoạt thất thường nhiều hay ít.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chính vì vậy mà bố mẹ đừng quá lo lắng và cuống cuồng với những thay đổi “bất thường” này ở giai đoạn trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi.

Ba mẹ stress vì bé 6 tuần tuổi thường xuyên quấy khóc (Nguồn ảnh: iStock)

6-8 tuần tuổi – Trẻ sơ sinh sẽ có những biểu hiện cáu kỉnh như thế nào?

Theo các nghiên cứu về trẻ sơ sinh cho thấy, một số bé sẽ bắt đầu có biểu hiện “khó nuôi”, cáu kỉnh hơn từ tuần thứ 3 trở đi. Một số khác bắt đầu từ tuần tuổi thứ 5 và cáu gắt, quấy khóc ở mức độ nhiều hơn vào tuần thứ 6-8.

Theo sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi, bé có thể khóc dai dẳng trong một vài ngày hoặc thậm chí kéo dài tới 2 tuần. Và cứ đến tầm chiều tối thì bé sẽ khóc một cách ghê gớm đến mức dù bố mẹ có giở đủ chiêu trò thì con cũng không tài nào chịu nín. Các bác sĩ nhi gọi khung giờ này là Witch-hour (giờ quỷ quái).

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hiện tượng này nếu không đi kèm với sốt thì là hoàn toàn bình thường.

Bạn có thể chưa biết:

Vì sao trẻ sơ sinh lại khóc nhiều vào giai đoạn này?

Lý giải cho hiện tượng này thì có rất nhiều giả thuyết giao thoa. Một nhóm các nhà khoa học cho rằng 6 tuần sau sinh là thời điểm kết thúc thời kỳ “hậu sinh” của người mẹ, thành phần sữa mẹ mà chủ yếu là hóc-môn thay đổi, điều này làm con trở nên dễ kích động và nhiều mẹ có hiện tượng trầm cảm sau sinh từ giai đoạn này. Tuy nhiên các bé bú sữa công thức cũng trải qua một giai đoạn cáu gắt tương tự như các bé bú mẹ hoàn toàn các mẹ nhé.

Nhóm giả thiết khác cho rằng đây là thời kỳ giao thoa giữa giai đoạn phát triển nhanh của bé: Bé ăn liên tục, nhưng cũng là đồng thời là giai đoạn khủng hoảng ngủ đầu đời. 2 mốc phát triển đến cùng một lúc làm hệ thần kinh vốn yếu ớt của bé bị quá tải, do đó dẫn đến hiện tượng bé cáu gắt không kiểm soát được như trên.

Một tin mừng cho các bố mẹ là giai đoạn này rồi sẽ nhanh chóng qua đi như một mốc phát triển bình thường của trẻ.

Sau giai đoạn này sẽ có 1 vài ngày đến 1 tuần bé ngủ tốt và ngủ li bì để lại sức. Vì vậy mà bố mẹ hãy tận hưởng khoảng thời gian này để chuẩn bị cho những thời điểm wonder week sau này của trẻ.

Bé sẽ dần vượt qua giai đoạn khó chịu này (Nguồn ảnh: iStock)

Bố mẹ nên làm gì để giúp bé trải qua giai đoạn siêu cáu kỉnh này?

Mặc dù các chuyên gia nhi khoa cho rằng, đây là mốc phát triển bình thường của trẻ sơ sinh và các ông bố bà mẹ trẻ không nên quá lo lắng thì chúng ta vẫn không thể làm lơ khi thấy trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều.

Nếu bạn đang trải qua thời kỳ này, hãy thử một vài gợi ý sau để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn với khung giờ quái quỷ Witch-hour như:

– Bế con trong địu hoặc cho con ra ngoài đi chơi (để giảm cường độ tiếng khóc)

– Có thể tăng cữ ăn của bé lên

– Quấn bé và dùng tiếng ồn trắng.

– Tắm và mát xa cho bé.

Ngoài ra, bố mẹ cần “niệm thần chú” kiên nhẫn động viên bản thân rằng hiện tượng giờ quái quỷ sẽ giảm dần khi trẻ sơ sinh bước sang tháng thứ 4 và thường kết thúc khi bé đạt mốc 6 tháng.

Theo Nuôi con không phải là cuộc chiến, Tuần thứ 6 sau khi bé chào đời – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

6 chia sẻ đắt giá luyện con ngủ thành công giúp mẹ an nhàn về đêm, thảnh thơi làm việc ban ngày

Giúp mẹ tìm hiểu về phương pháp EASY để bé sơ sinh ăn ngoan ngủ ngoan, sớm tự lập

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tuần đầu đời để bé mau vào nếp ăn ngủ!

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương