Trẻ sơ sinh quấy khóc do hệ thần kinh còn non nớt, khiến trẻ dễ bị kích thích bởi những yếu tố tác động bên ngoài, con sẽ dễ giật mình khi ngủ. Ví dụ như chỗ ngủ quá sáng, không gian ồn ào, trẻ ngủ không sâu giấc, trẻ bị đói, tã quá ướt, hoặc tã quấn chặt làm con khó chịu… các lý do này sẽ khiến bé ngủ không ngon giấc hay giật mình
- Vì sao trẻ sơ sinh quấy khóc?
- Nguyên nhân trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày lẫn đêm
- Dỗ trẻ nín giúp trẻ học cách bình tĩnh
- Tại sao một số trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều hơn so với các bé khác?
- 4 cách dỗ dành trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày dành cho mẹ
- Các thói quen ngủ có thể giúp xoa dịu bé sơ sinh quấy khóc
Vì sao trẻ sơ sinh quấy khóc
Trẻ nhỏ (đặc biệt là trẻ sơ sinh) chưa có khả năng điều chỉnh trạng thái cảm xúc. Đây là một trong những lý do tại sao trẻ có xu hướng khóc nhiều trong hai đến ba tháng đầu và giảm dần sau đó. Trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày vì nhiều lý do như đói, đau hoặc những khó chịu khác hoặc đôi khi chỉ đơn giản là trẻ mong muốn được bế ẵm.
Quấy khóc là cách phổ biến nhất mà trẻ sơ sinh dùng để truyền đạt nhu cầu của mình. Lý do khiến trẻ quấy khóc không phải lúc nào cũng rõ ràng, nhưng chắc chắn, việc thể hiện các dấu hiệu không hài lòng của trẻ khiến người lớn nhìn thấy và nghe thấy là một kỹ năng bảo vệ quan trọng của trẻ sơ sinh cho thấy trẻ có khả năng thích nghi cao.
- Vì sao trẻ sơ sinh quấy khóc? (Nguồn ảnh: istockphoto)
Nguyên nhân trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày lẫn đêm
- Em bé đói: Lý do phổ biến nhất khiến trẻ khóc là vì chúng đói. Trẻ ngừng khóc khi bắt đầu bú. Khi bú xong, trẻ thường rất vui.
- Em bé buồn ngủ: Lý do thứ hai khiến trẻ khóc là chúng cần ngủ. Trẻ cần cha mẹ đặt chúng vào một vị trí thoải mái. Các bé có thể cựa quậy một lúc rồi ngủ thiếp đi.
- Em bé bị đau bụng, đầy hơi vì bú quá nhiều: Một số trẻ khóc vì bụng đầy hơi do bú quá nhiều. Không giống như khí, quá nhiều sữa có thể gây khó chịu kéo dài trong thời gian ngắn.
- Caffeine: Caffeine là một chất kích thích có thể khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn và khó ngủ. Các bà mẹ đang
- Em bé bị quần áo quá nóng: Quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến trẻ khóc. Quần áo quá chật cũng vậy.
Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét có thể do một trong số các nguyên nhân này:
- Hệ thần kinh còn non nớt, khiến bé dễ bị kích thích bởi những yếu tố tác động bên ngoài, con sẽ dễ giật mình khi ngủ.
- Bệnh lý về tiêu hóa như dị ứng sữa, không dung nạp protein từ sữa, trẻ thiếu vi chất, khó tiêu đầy hơi chướng bụng, trào ngược dạ dày…
Dỗ trẻ nín giúp trẻ học cách bình tĩnh
Bằng cách dỗ dành trẻ, cha mẹ có thể giúp trẻ sơ sinh phát triển các công cụ giáo dục cả về mặt sinh lý và cảm xúc để tự trấn tĩnh mình. Nhiều bậc cha mẹ thường ngần ngại có mặt khi con khóc, sợ rằng việc dỗ dành trẻ sẽ khiến trẻ không thể tự mình đối phó với những chuyện buồn phiền sau này. Nhưng điều đó chỉ khiến trẻ càng thêm quấy khóc và phụ thuộc.
Để mặc bé khóc sẽ làm tăng mức độ căng thẳng của bé và thường khiến bé tỉnh táo lâu hơn. Việc này không dạy trẻ cách kiềm chế cảm xúc. Thay vào đó, để phát triển thói quen ngủ lành mạnh, cần có sự hướng dẫn nhẹ nhàng của cha mẹ. Dần dần, điều này tạo nên một đứa trẻ mạnh mẽ, tự lập, có thể tự trấn an mình khi gặp thử thách.
Tại sao một số trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều hơn so với các bé khác
Khi trẻ quấy khóc, chúng nhận được nhiều sự chú ý hơn từ đó có được cảm giác an toàn. Nhưng mức độ thường xuyên và thái độ khi quấy khóc của trẻ cũng thật đa dạng. Những khác biệt này được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, bao gồm tính khí, kinh nghiệm và sự trưởng thành về sinh lý. Do đó, nhu cầu được dỗ dành là khác nhau đối với từng trẻ.
4 cách dỗ dành trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày dành cho mẹ
Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà – Bác sĩ Nhi – Sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long chia sẻ “Đối mặt với tiếng khóc của trẻ, bố mẹ thường hay lo lắng, hoang mang và sau đó là căng thẳng, tức giận rồi bất lực khi càng cố dỗ thì trẻ lại càng khóc dai dẳng. Trong trường hợp này, tốt nhất là bố mẹ nên cố gắng giữ bình tĩnh để tìm ra và cảm nhận những thông điệp trong tiếng khóc của trẻ và sau đó nhẹ nhàng dùng hành động, lời nói trấn an trẻ”
- Bố mẹ nên cố gắng giữ bình tĩnh để cảm nhận những thông điệp trong tiếng khóc của trẻ (Nguồn ảnh: istockphoto)
1. Tạo chuyển động đều
Tử cung là một không gian di chuyển liên tục và các bé thường có xu hướng phản ứng bằng cách thực hiện các chuyển động như nhảy múa, lắc lư từ bên này sang bên kia. Tạo các chuyển động đều có thể mang lại cho bé cảm giác như được quay trở lại tử cung của mẹ khiến bé phân tâm và quên khóc.
2. Cách dỗ trẻ sơ sinh khóc: Âu yếm, tiếp xúc da với da cùng bé
Việc tiếp xúc với làn da ấm áp tự nhiên được chứng minh là có thể làm dịu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó giúp ổn định nhiệt độ cơ thể, nhịp tim và hormone gây căng thẳng và kích thích giải phóng oxytocin – hormone tình yêu và tăng liên kết giữa mẹ và bé.
3. Tạo âm thanh quen thuộc giúp trấn an trẻ sơ sinh hay quấy khóc
Thời kỳ bé sơ sinh trong bụng mẹ được ghi dấu bằng nhiều âm thanh nhịp nhàng. Âm thanh tương tự như những đứa trẻ nghe thấy trong bụng mẹ có thể rất êm dịu. Những âm thanh như “tiếng ồn trắng” có thể làm cho bé thư giãn trong khi làm chậm tần số sóng não khiến bé buồn ngủ.
4. Giúp trẻ sơ sinh học cách đối phó với cảm giác đói
Đói là một cảm giác mới mẻ với trẻ sơ sinh và trẻ khó có thể bình tĩnh khi cảm thấy đói. Cho bé ăn khi thức dậy vào ban đêm có thể giúp bé dần ngủ trở lại. Đặc biệt là khi ánh sáng và các tương tác được giữ ở mức độ kích thích thấp. Các bé cũng nhận thấy mút tay là công cụ thư giãn và thoải mái tối đa và an toàn.
Một trong những cách dỗ trẻ sơ sinh khóc là dùng núm vú giả. Núm vú giả là giúp xoa dịu bé nhưng cần tránh trong những tuần đầu. Vì nó có thể gây ra vài vấn đề liên quan tới việc cho con bú.
Các thói quen ngủ có thể giúp xoa dịu bé
Với trẻ sơ sinh khóc nhiều việc ôm bé thật gần có tác dụng rất tốt
Giữ bé gần gũi giúp chia sẻ hơi thở, sự âu yếm và hơi ấm. Các em bé thường bình tĩnh hơn và dễ ngủ hơn nếu chúng ngủ cùng hoặc gần mẹ. Nhịp thở chung và tiếp xúc da với da với mẹ có thể mang đến cho bé lợi ích bất ngờ.
Khi nào không nên ngủ chung với trẻ?
Nếu cha hoặc mẹ nghiện rượu hoặc các chất kích thích khác thì không nên cho trẻ ngủ chung giường. Khi mẹ hay người lớn quá mệt mỏi và buồn ngủ cũng vậy. An toàn nhất là cho trẻ ngủ riêng gần giường. Các mẹ nên tránh ngủ cùng trẻ sơ sinh trên ghế dài, ghế sofa hoặc ghế bành vì nguy cơ bị ngạt thở rất lớn.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!