Bé sơ sinh sốt 38 độ có coi là nguy hiểm? Mẹ có nên cho bé sơ sinh uống thuốc khi bé sốt 38 độ? Đây là các bước xử lý quan trọng dành cho bố mẹ khi trẻ sơ sinh sốt 38 độ.
Trẻ em rất dễ bị bệnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh do sức đề kháng của bé còn yếu. Đôi khi chỉ một chút thay đổi như mọc răng hoặc những bất thường khó lường cũng khiến bé khó chịu, đặc biệt là các cơn sốt.
Những lần bé bị như vậy, là mẹ ắt hẳn các mẹ đều sẽ cảm thấy lo lắng, mệt mỏi, hay thậm chí là căng thẳng, hoang mang không biết phải làm như thế nào là đúng, nhất là với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc con nhỏ.
Cách xử lý dành cho bố mẹ khi trẻ sơ sinh sốt 38 độ
Nếu trẻ sơ sinh sốt dưới 38 độ thì mẹ nên làm gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị sốt như mọc răng, sốt siêu vi, …
Ngay khi thấy bé bị sốt (dù là mới sốt nhẹ), điều đầu tiên mẹ cần làm là luôn luôn quan sát thật kĩ các biểu hiện của bé. Tình trạng bé sốt như thế nào? Thời điểm bé sốt cao nhất là bao nhiêu và kéo dài bao lâu?
Để xác định tốt nhiệt nhiệt độ cơ thể bé, mẹ nên sử dụng nhiệt kế chứ không nên chỉ sờ lên trán hay vào người bé. Với trẻ sơ sinh, loại nhiệt kế đo tai và đo trán thường có tác dụng đo nhanh chóng và đơn giản hơn. Còn đối với nhiệt kế đo nách mang lại độ chính xác cao hơn nhưng cũng đòi hỏi mẹ phải giữ được bé trong một khoảng thời gian nhất định nên khó sử dụng.
Thông thường, nhiệt độ cơ thể trẻ, kể cả với trẻ sơ sinh có thể dao động trong khoảng từ 37oC đến 37,8oC. Như vậy, trẻ sơ sinh bị sốt 38 độ C mới thật sự cần đến điều trị y khoa.
Lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh sốt 38 độ
Ngoài ra, thân nhiệt con người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, chẳng hạn như vận động, thời tiết, quần áo và cả vị trí đo nhiệt độ. Cụ thể, trẻ chỉ thật sự bị sốt khi:
- Nhiệt độ ở miệng > 37,5oC
- Nhiệt độ ở nách > 37,2oC
- Đối với nhiệt độ ở tai > 38oC
- Nhiệt độ đo ở hậu môn > 38oC
Trường hợp bé sốt dưới 38 độ thì mẹ đừng vội cho bé uống thuốc hạ sốt vì uống nhiều thuốc sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới thận của bé. Điều quan trọng là mẹ nên thực hiện theo các bước sau:
– Dùng một chậu nước ở nhiệt độ 35oC và chườm ấm cho bé.
– Đặc biệt là phải chườm nhiều ở các vị trí trán, 2 bên sau tai, nách, khuỷu tay, 2 bên háng. Mỗi vị trí cần giữ khăn từ 3-5 phút.
– Giặt lại khăn bằng nước ấm (35 độ C) và lặp lại bước trên.
– Duy trì cho bé bú nhiều, uống sữa công thức để đảm bảo lượng nước cần thiết của cơ thể bé.
– Cho bé mặc đồ thoáng mát thay vì đắp chăn hoặc quấn bé quá kĩ.
– Nhiệt độ phòng (không phải nhiệt độ trên điều khiển điều hòa) nên ở mức 24-25 độ là tốt nhất.
Cách xử lý dành cho mẹ khi trẻ sơ sinh sốt 38 độ
Khi trẻ sơ sinh sốt 38 độ đồng nghĩa với việc cơ thể bé đã bị sốt thực sự. Nếu bé vẫn vui vẻ, bú hoặc ăn sữa tốt, vận động như thường thì mẹ cũng đừng vội cho con uống thuốc.
Thay vào đó, mẹ hãy tiếp tục lau người để hạ sốt cho bé vì sốt cũng được xem là một phản ứng để cơ thể tạo ra cơ chế miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của các loại vi rút.
Mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt nếu thấy bé có biểu hiện sốt trên 38,5 độ.
Cách xử lý dành cho bố mẹ khi trẻ sơ sinh sốt 38 độ
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc hạ sốt có thể sử dụng phù hợp cho trẻ em, trong đó các thuốc có chứa dược chất Paracetamol là thông dụng và an toàn nhất.
Liều lượng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh không tính theo tháng tuổi mà tính theo cân nặng và được cho uống theo quy tắc sau:
– Liều lượng khi cho trẻ uống mỗi lần sốt là từ 10-15 mg/kg cận nặng.
– Khoảng cách giữa 2 lần sử dụng thuốc ít nhất là từ 4-6 giờ nếu trẻ còn sốt.
– Tổng liều sử dụng không được quá 60mg/kg/24h.
– Trường hợp sốt cao và bé không thể uống thuốc có thể cân nhắc đến việc cho hạ sốt bằng thuốc nhét hậu môn. Tuy nhiên viên đặt hậu môn có thể tác dụng hạ sốt chậm hơn so với dạng gói bột.
Trẻ sơ sinh sốt bao lâu thì nên đưa đi khám?
Với các bé sơ sinh, sốt sẽ trở thành mối nguy hiểm nếu các cơn sốt đó quá cao và kéo dài. Chính vì vậy, nếu bé có các biểu hiện như:
– Sốt trên 40 độ C
– Sốt kéo dài trên 3 ngày
– Bé bị sốt là trẻ dưới 2 tháng tuổi
– Con không thể ăn sữa và nôn mửa liên tục
– Bé bị tiêu chảy, li bì, quấy khóc không ngừng, …
Lúc này mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám để có cách xử lý kịp thời.
Xem thêm bài liên quan
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!