Trẻ sơ sinh 25 ngày tuổi nặng trung bình từ 4-4,2kg. Bé có thể ăn sữa khoảng 70-120ml/cữ. Con vẫn còn ngủ rất nhiều và chưa biết phân biệt ngày đêm.
Nội dung bài viết:
- Trẻ sơ sinh 25 ngày tuổi nặng bao nhiêu kg?
- Các mốc phát triển của bé 25 ngày tuổi
- Giấc ngủ của trẻ sơ sinh 25 ngày tuổi
- Bé uống bao nhiêu sữa là đủ?
Bé 25 ngày tuổi nặng bao nhiêu?
Sau khi nghiên cứu cân nặng của một số trẻ sơ sinh cùng tháng tuổi, hàng năm Tổ chức Y tế Thế giới sẽ đưa ra tháp đồ cân nặng dành cho các bé sơ sinh.
Bị người lớn véo tím bụng để “chữa” đầy hơi, bé sơ sinh 25 ngày tuổi phải nhập viện cấp cứu
Trẻ 1 tháng tuổi – Con bắt đầu thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ
Theo đó, thông thường cân nặng trung bình mà bé sơ sinh 1 tháng tuổi nên đạt được là từ 4 – 4,2kg (tăng khoảng 200 gram/tuần hoặc 1 kg/tháng so với lúc chào đời) là tốt nhất.
Tuy nhiên các mẹ cũng không nên coi trọng quá các chỉ số. Điều quan trọng nhất đó là trẻ đang phát triển ổn định, cân đối, chứ không phải là trẻ đạt được những con số diệu kỳ nào đó.
Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh 25 ngày tuổi dành cho ba mẹ tham khảo
Sau 25 ngày chào đời đầu tiên, con đã lớn lên rất nhanh. Sau đây là một số mốc phát triển quan trọng tiêu biểu của bé trong tháng đầu tiên:
Thể chất và vận động
Bé 25 ngày tuổi đã biết điều khiển đôi tay nên con có thể giật, quơ tay, thậm chí là đưa tay lên miệng.
Nếu đặt nằm sấp, một số bé có thể xoay đầu qua trái hay qua phải. Bé có thể nắm chặt bàn tay. Nhiều bé cũng đã biết nhoẻn miệng cười.
Xúc giác và khứu giác
Con đã có thể xác định được mùi sữa mẹ. Bé cũng có thể cảm nhận được vị đắng hay chua và sẽ tìm cách né tránh khi được cho ăn những vị mà bé không thích.
Bé cũng tỏ ra không thích khi được cưng nựng một cách thô bạo và tỏ ra yêu thích với mùi dễ chịu.
Thị giác và thính giác
Ở độ tuổi này, bé đã có thể tập trung nhìn 1 vật có khoảng cách ít nhất khoảng 25 – 30 cm và có thể theo dõi 1 vật chuyển động. Bé cũng có thể nhận ra giọng nói và cố gắng tìm hướng về phía phát ra tiếng nói.
Ba mẹ cần lưu ý là với các trẻ sinh non, bé có thể không được các mốc phát triển như trên. Việc đánh giá sự phát triển của trẻ sinh non cần căn cứ vào tuổi thai của trẻ. Các bé sẽ dần đạt được những cột mốc theo tốc độ riêng.
Bỏ túi ngay cách phòng ngừa táo bón hiệu quả cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Dạy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi quan trọng nhất là phát triển giác quan và khả năng vận động cho trẻ
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh 25 ngày tuổi như thế nào?
Bé sẽ ngủ rất nhiều và ngủ ngoan trong tuần đầu tiên khi mới ra đời. Tổng số giờ ngủ của bé tầm khoảng 18 tiếng/ngày.
Trẻ sơ sinh 25 ngày tuổi ngủ bao nhiêu tiếng? Mỗi một giấc ngủ của trẻ có thể kéo dài từ 3-4 tiếng trong suốt ngày, bất kể đó là ngày hay đêm. Vào tháng đầu tiên, mẹ sẽ cảm thấy khá vất vả vì ban đêm bé sẽ thức giấc thường xuyên bởi nhu cầu bú sữa cũng như chưa phân biết được ngày đêm.
Nhiều trẻ từ tuần thứ 2 trở đi thường trở nên quấy khóc, khó ngủ hơn đó là do con bị lẫn lộn ngày đêm. Lúc này mẹ cần “ra tay” giúp bé để giấc ngủ của con sớm đi vào nề nếp cũng như giảm thiểu được tình trạng mệt mỏi vì phải dỗ con ngủ bằng cách:
- Áp dụng quy tắc “Ban ngày nhiều ánh sáng, ồn ào, ban đêm tối và yên tĩnh”. T
- Không để con ngủ quá 2-3 tiếng/giấc vào ban ngày, khi về đêm, hãy để cho bé ngủ theo nhu cầu
- Chơi với bé thật nhiều vào ban ngày, giảm dần các hoạt động vào buổi chiều và thực hiện một trình tự cho bé đi ngủ về đêm cố định.
Trẻ sơ sinh 25 ngày tuổi ăn bao nhiêu sữa là đủ?
Từ tuần thứ 2 đến 2 tháng tuổi trẻ có thể muốn bú khoảng 70-105ml sữa ở mỗi lần bú.
Tuy nhiên việc xác định trẻ 25 ngày tuổi uống bao nhiêu sữa chỉ là tương đối bởi nó còn phụ thuộc vào việc mẹ có giãn cữ ăn cho bé phù hợp, con ngủ có ngon giấc, bé có đang trong tuần khủng hoảng, tình trạng sức khỏe của con… Vì thế mẹ không nên cố gắng ép con ăn mà nên tập trung xây dựng một lịch sinh hoạt cố định, giãn cữ thành công cho bé. Một khi đã vào nếp thì tự khắc con sẽ ăn ngoan mà không cần phải kéo dài bữa ăn lên hàng tiếng đồng hồ, vừa mệt mẹ mà bé lại có xu hướng biếng ăn.
Thay lời kết
Nuôi trẻ sơ sinh chưa bao giờ là 1 hành trình dễ dàng. Ba mẹ phải dành rất nhiều thời gian tìm hiểu thói quen, tham khảo các cách chăm sóc cũng như theo dõi quá trình phát triển của trẻ. Đối với trẻ sơ sinh mà nói, điều quan trọng nhất không phải là chiều cao hay cân nặng mà là con phát triển toàn diện về mọi mặt, cả thể chất, tinh thần và các giác quan…
Một điều không kém phần quan trọng ba mẹ cần lưu tâm là mỗi trẻ sẽ phát triển theo 1 lộ trình khác nhau, có bé nhanh hơn về mặt này nhưng lại chậm hơn về mặt khác. Vì thế ba mẹ không nên sốt ruột và so sánh con mình với con người khác, hãy tôn trọng quá trình phát triển tự nhiên của trẻ, để bé lớn lên 1 cách tự nhiên và vui vẻ nhất.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!