Các vấn đề sức khỏe cần quan tâm ở trẻ sơ sinh 10 tuần tuổi

Trẻ sơ sinh 10 tuần tuổi đã phát triển khá nhiều so với khi vừa sinh ra. Tuy nhiên tiếng khóc vẫn là công cụ giao tiếp duy nhất của bé. Ba mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ để có cách chăm sóc cho phù hợp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có trẻ sơ sinh 10 tuần tuổi trong nhà là một trong những thời điểm tuyệt vời nhất của cả gia đình. Trong thời gian này, trẻ rất dễ thương. Trẻ bắt đầu bi bô, ê a cười và chơi được nhiều với bố mẹ, ngủ cũng ngoan hơn. Thế nhưng không vì thế mà việc chăm sóc trẻ sẽ trở nên dễ dàng. Chăm sóc trẻ sơ sinh 10 tuần tuổi, mẹ cần lưu ý những gì?

Nội dung bài viết:

  • Sự phát triển của trẻ sơ sinh 10 tuần tuổi
  • Cữ bú của trẻ 10 tuần tuổi
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ
  • Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh tuần thứ 10

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 10 tuần tuổi

Khi bước vào 10 tuần tuổi, trẻ đã có thể ngẩng đầu lên tới 90 độ ở tư thế nằm sấp. Lúc này, trẻ cũng đã bắt đầu thích thú với các đồ chơi, âm thanh, hoặc bất cứ thứ gì có thể cầm nắm được.

Bạn đang tìm kiếm:

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh theo nghiên cứu của WHO

Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh giúp bé hấp thụ trọn vẹn chất dinh dưỡng

 

Các hoạt động chân tay của trẻ cũng trở nên nhịp nhàng. Cử động chân tay cũng thoải mái hơn. Nhất là khi trẻ quan sát hoạt động của bố mẹ và mọi người xung quanh.

Khả năng giao tiếp ở tuần thứ 10 cũng linh hoạt hơn. Trẻ sẽ tỏ ra thích thú khi có người tương tác, giao tiếp cùng mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đây là thời điểm con hình thành thói quen ngủ và việc cho bé ngủ có thể sẽ khó khăn hơn. Ba mẹ cũng cần lưu ý là giấc ngủ của trẻ sẽ thay đổi liên tục trong suốt cuộc đời. Do đó ba mẹ nên chú ý quan sát trẻ, nắm bắt nhu cầu và biểu hiện của trẻ để điều chỉnh thói quen ngủ hằng ngày của bé cho phù hợp với nếp sinh hoạt của gia đình. Hãy linh hoạt để tìm được cách chăm sóc bé phù hợp nhất trong giai đoạn đầu đời này thay vì tính toán chính xác lịch sinh hoạt và áp đặt cho bé.

Ở tuần tuổi này, con cũng có thể sẽ quấy khóc nhiều hơn. Khóc là cách duy nhất để truyền đạt ý muốn đến người chăm sóc. Biểu hiện khóc của bé cũng khác nhau tùy theo nhu cầu, ba mẹ cần đủ nhạy cảm và chú ý đến bé, không lơ là, bỏ mặc khi bé quấy khóc.

Tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng 

Đối với bé gái

Chiều cao tiêu chuẩn của trẻ độ tuổi này là 59.8 cm. Nếu cao dưới 55.6cm và trên 64cm, trẻ vượt mức giới hạn bình thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cân nặng tiêu chuẩn của trẻ 10 tuần tuổi là 5.8kg. Nếu dưới 5.1kg, trẻ đang có nguy cơ bị thiếu cân. Ngược lại, nếu trên 6.7kg, trẻ có nguy cơ bị thừa cân.

Đối với bé trai

Chiều cao tiêu chuẩn là 59.3cm. Nếu cao dưới 57.6cm và trên 61.4cm, trẻ đang vượt giới hạn bình thường.

Cân nặng được xem là bình thường là 6.4kg. Nếu nặng dưới 5.6kg, trẻ có nguy cơ bị thiếu cân. Ngược lại, nếu trên 7.2kg, trẻ có nguy cơ bị thừa cân.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thời gian biểu dinh dưỡng hợp lý cho trẻ sơ sinh 10 tuần tuổi

Mỗi trẻ sẽ có thể trạng, sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, mẹ cần điều chỉnh để đưa ra thời gian biểu phù hợp. Tuy nhiên mẹ cũng có thể tham khảo thời gian biểu dinh dưỡng dưới đây ở tuần thứ 10 của trẻ sơ sinh:

  • Cho trẻ bú sữa: Trung bình mỗi lần cho trẻ bú khoảng 120-180ml. Các thời điểm tốt nhất là: 3h, 5h, 8-9h, 12h30, 16h, 19-20h và 12h đêm.
  • Thời gian ngủ: Mẹ nên cho trẻ ngủ từ 19h-20h hôm trước đến 6-7h sáng hôm sau. Giấc ngủ trưa nên kéo dài từ 12h30 đến 15-16h.
  • Còn lại là thời gian để trẻ hoạt động, nói chuyện và vui chơi cùng bố mẹ.

Dưỡng chất cần thiết cho trẻ

Dù trẻ có chiều cao, cân nặng bình thường hay không, mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ ở giai đoạn này. Cụ thể gồm:

  • ARA (Arachidonic acid). Đây là một loại axit béo quan trọng trong sự phát triển trí não và thị giác của trẻ. Hàm lượng cần thiết là khoảng 4.4g/ngày.
  • Calcium giúp cho xương và răng của bé chắc khỏe. Hoạt động của cơ bắp, hệ thần kinh cũng cần Calcium hỗ trợ, Trẻ cần bổ sung khoảng 210mg-300mg Calcium/ngày.
  • Iodine (I-ốt). Đây là dưỡng chất đặc biệt cần thiết ở trẻ. Thiếu i-ốt có thể gây ảnh hưởng tới phát triển thần kinh. Hàm lượng Iodine cần thiết là khoảng 110mcg/ngày.
  • Sắt là khoáng chất không thể thiếu để hình thành và hoạt động của hồng cầu. Nếu thiếu sắt, trẻ có thể bị thiểu năng, thiếu máu,… Mỗi ngày, trẻ cần bổ sung khoảng 0,7mg AI và 40mg UL.

Bạn đang tìm kiếm:

Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi và những lưu ý mẹ nhất định phải thuộc lòng

Trẻ 4 tháng tuổi đi ngoài màu xanh có sao không? Nguyên nhân và cách xử trí khi con gặp tình trạng này

Ngoài các dưỡng chất trên, mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ thêm protein, kẽm, các vitamin A, B1, B2, B6, B12, C, D, E …

Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh 10 tuần tuổi

Ngoài việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, mẹ cũng cần chú ý đến một số bệnh mà trẻ thường gặp. Bé sơ sinh 10 tuần tuổi thường gặp các bệnh:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Ngoài da: Rôm sảy, hăm tã, viêm da, vàng da, viêm da tiết bã, chàm…
  • Về đường hô hấp: Viêm phổi, nấc cục, cảm lạnh,…
  • Liên quan đến tiêu hóa: Nôn trớ, tiêu chảy, táo bón…
  • Thường gặp khác : Tưa lưỡi, viêm mắt…

Trẻ sơ sinh 10 tuần tuổi là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Khỏe mạnh ở những năm tháng đầu đời sẽ tạo đà cho sức khỏe tốt hơn ở những chặng đường sau này. Do đó, bố mẹ cần lựa chọn được chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc và phòng bệnh để chăm bé tốt nhất.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nhi Le