X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Mẹ có biết bé yêu sẽ được kiểm tra sức khỏe ngay khi vừa chào đời

Mất 8 phút để đọc
Mẹ có biết bé yêu sẽ được kiểm tra sức khỏe ngay khi vừa chào đờiMẹ có biết bé yêu sẽ được kiểm tra sức khỏe ngay khi vừa chào đời

Bé sơ sinh sẽ được kiểm tra sức khỏe ngay khi vừa chào đời. Mẹ có biết bài kiểm tra sức khỏe đầu tiên này rất quan trọng với bé?

Trẻ sơ sinh sẽ được kiểm tra sức khỏe ngay khi vừa chào đời. Đây là những gì các chuyên gia đang thực hiện…

Ngay từ lúc chào đời, con bạn đã là trung tâm của sự chú ý, không chỉ từ phía vợ chồng bạn, mà còn từ cả các nữ hộ sinh và cả các bác sĩ.

Họ sẽ thực hiện một loạt các xét nghiệm thường quy để đảm bảo rằng em bé của bạn khỏe mạnh, một số các kiểm tra khác cũng sẽ được thực hiện ở phòng hộ sinh.

Thật khó để trao bé yêu của bạn cho các chuyên gia ngay sau khi bé vừa được sinh ra, nhưng việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều nếu mẹ hiểu được mục đích của việc này…

trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh sẽ được kiểm tra sức khỏe ngay khi vừa chào đời- ảnh shutterstock

Chỉ số Apgar là gì?

Ngay sau khi sinh con bạn sẽ trải qua kiểm tra đầu tiên – phương pháp chỉ số Apgar. Apgar là viết tắt của Appearance (màu da), Pulse (nhịp tim), Grimace (phản xạ kích thích), Activity (cử động), Respiration (hô hấp). Mục đích của nó là để nhanh chóng đánh giá tình trạng thể chất của em bé và để xem liệu em bé có cần được chăm sóc thêm hay không.

Các nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ kiểm tra chỉ số Apgar của con bạn 2 lần, lần đầu tiên là 1 phút, và sau đó là 5 phút ngay sau khi bé chào đời.

Chỉ số Apgar sẽ đánh giá nhịp tim, hơi thở, chức năng cơ, phản xạ và màu da của bé. Mỗi tiêu chí có mức điểm là 0-2 điểm. Kết quả sẽ được tính bằng tổng điểm của tất cả các tiêu chí và có mức từ 0-10 điểm. Chỉ số bình thường là từ 7 trở lên.

“Mỗi tiêu chí được đánh giá từ 0- 2 điểm, với tổng số là 10 điểm”

Nếu trong lần kiểm tra đầu tiên, con bạn có chỉ số thấp, là do bé bị ảnh hưởng bởi thuốc giảm đau – nhưng chỉ số thứ hai lại bình thường, thì chỉ số này vẫn được tính là bình thường.

Em bé cũng sẽ được cân, kiểm tra thóp (phầm lõm mềm trên đỉnh đầu của bé), đo chu vi đầu và chiều dài cơ thể và kiểm tra ngoại quan bất kỳ biểu hiện bất thường hoặc vết bầm tím nào có thể xảy ra trong khi sinh.

Đợt kiểm tra sức khỏe đầu tiên của trẻ sơ sinh

vn.theasianparent.com/phuong-phap-giao-duc-tre-mam-non-cua-nhat-ban

Trong vòng 24 tiếng đầu tiên, việc khám sức khỏe toàn diện cho em bé sẽ được hoàn thành. Nếu bạn sinh con tại bệnh viện, bác sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa sẽ thực hiện việc này, nếu bạn sinh con tại nhà, việc này sẽ do các bà đỡ hoặc bác sĩ gia đình của bạn đảm nhiệm. Cuộc kiểm tra sẽ bao gồm:

Tim và phổi

Chỉ vài phút sau khi em bé được sinh ra, bà đỡ sẽ theo dõi nhịp thở của bé và kiểm tra tim bằng ống nghe. Ngoài ra, phổi của bé cũng sẽ được kiểm tra để đảm bảo rằng chúng sạch và hoạt động tốt. Trong vài ngày đầu tiên, hệ tuần hoàn của bé sẽ trải qua một sự thay đổi lớn, do đó, những bất thường không phải là hiếm.

Ổ bụng

Bác sĩ sẽ ấn bụng của em bé để kiểm tra thận, gan và lá lách có ở đúng vị trí và có kích thước chính xác không.

Tai và miệng

Bác sĩ sẽ khám miệng của bé để chắc chắn rằng bé không bị hở hàm ếch và khám tai để kiểm tra bất kỳ dịch tiết bất thường nào.

Hông

Chân của bé sẽ được xoay nhẹ để kiểm tra xem có bị “lệch” không. Bác sĩ sẽ đẩy đầu gối của bé lên ngực và sau đó thả chúng xuống trước khi kéo mở chúng ra thành hình dạng giống chân ếch. Nếu hông bị trật khớp, bác sĩ sẽ nghe thấy tiếng động.  Lệch khớp bẩm sinh nếu được phát hiện sớm có thể điều trị thành công.

Xương sống

Bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu của khuyết tật đốt sống, chẳng hạn như nứt đốt sống.

Cơ quan sinh dục

Đối với bé trai, việc kiểm tra bìu có thể cho biết tinh hoàn đã ở đúng vị trí chưa và dương vật được kiểm tra để đảm bảo việc mở là ở đầu trên chứ không phải mặt dưới. Một số bé gái bị tiết dịch âm đạo màu trắng hoặc hơi đẫm máu do tiếp xúc với các hormone của người mẹ. Những kích thích tố này cũng có thể làm cho bộ phận sinh dục của bé trai sưng lên, tất cả đều không đáng lo ngại

Lỗ hậu môn

Bác sĩ sẽ kiểm tra để chắc chắn rằng lỗ hậu môn đã mở và bạn sẽ được hỏi liệu bé đã thải phân su chưa.

Thể chất

vn.theasianparent.com/phuong-phap-giao-duc-tre-mam-non-cua-nhat-ban

Bé sẽ được kiểm tra các dấu hiệu của hội chứng Down. Nếu bác sĩ hoặc nữ hộ sinh không hài lòng với kết quả của bất kỳ kiểm tra nào đã được thực hiện, các xét nghiệm thêm có thể được tiến hành hoặc bạn có thể được giới thiệu đến một chuyên gia trong lĩnh vực này.

Kiểm tra mắt

Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ kiểm tra bề ngoài và vị trí của đôi mắt của bé. Một ánh sáng từ kính soi đáy mắt sẽ được chiếu vào mắt bé để kiểm tra “phản xạ đỏ”.

Đây là phản xạ màu đỏ / màu cam từ võng mạc. Bất kỳ vấn đề như đục thủy tinh thể, nhiễm trùng mắt hoặc mắt chéo sẽ được phát hiện trong quá trình kiểm tra này.

Nếu bạn sinh con ở nhà, các kiểm tra này sẽ do bà đỡ và bác sĩ gia đình của bạn đảm nhiệm.

Kiểm tra phản xạ

Phản xạ của trẻ như nắm bắt, mút và nuốt. Bà đỡ sẽ kiểm tra phản xạ mút của bé bằng cách đặt một ngón tay vào miệng bé. Phản xạ được thử nghiệm nhiều nhất là phản xạ Moro, nữ hộ sinh sẽ nhẹ nhàng thả đầu em bé rơi xuống một quãng ngắn. Em bé của bạn sẽ phản ứng bằng cách giơ cả hai tay ra với các ngón tay xòe rộng và chân dang rộng.

Kiểm tra Vitamin K

Vitamin K rất quan trọng trong việc làm đông máu. Nhiều trẻ sơ sinh bị thiếu hụt vitamin này khi sinh ra và điều này có thể dẫn đến chảy máu trong rất nguy hiểm.

Em bé của bạn sẽ được tiêm thêm vitamin K. Nếu bạn muốn con bạn không phải tiêm, một liều vitamin bằng đường uống sẽ được áp dụng cho bé.

Kiểm tra lấy máu gót chân

Được thực hiện trong vòng 5 đến 8 ngày sau khi sinh. Điều này có thể được tiến hành bởi nữ hộ sinh và được gọi là Kiểm tra sàng lọc trẻ sơ sinh.

Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

Nữ hộ sinh sẽ thu thập một mẫu máu nhỏ từ gót chân của bé (việc này không làm bé đau) và kiểm tra xem bé có nguy cơ mang bệnh di truyền dù hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng hay không. Chúng bao gồm xơ nang, suy giáp và rối loạn chuyển hóa.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Hầu hết trẻ sơ sinh đều vượt qua các xét nghiệm này một cách dễ dàng. Và một số vấn đề hầu hết thường tự chấm dứt trong những tuần đầu mà không cần điều trị. Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ cho bạn thêm lời khuyên nếu có vấn đề.

Nếu em bé của bạn khỏe mạnh, lần kiểm tra tiếp theo sẽ được lên kế hoạch trong vòng sáu đến tám tuần sau khi sinh, một vài trong số những xét nghiệm này cũng sẽ được lặp lại.

Nguồn:www.motherandbaby.co.uk

Theo: https://vn.theasianparent.com

Xem them các bài liên quan:

  • 10 điều cha mẹ tuyệt đối tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ!
  • Ngôn ngữ cơ thể của bé sơ sinh: Mẹ có biết con đang muốn nói điều gì?
  • Mẹ nên chăm sóc tóc cho bé sơ sinh như thế nào?

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Mecoca

  • Home
  • /
  • Giai đoạn phát triển
  • /
  • Mẹ có biết bé yêu sẽ được kiểm tra sức khỏe ngay khi vừa chào đời
Chia sẻ:
  • Những xét nghiệm cần thiết khi kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai cho cả nam và nữ giới

    Những xét nghiệm cần thiết khi kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai cho cả nam và nữ giới

  • Ung thư vú ở phụ nữ - Những dấu hiệu chị em nhất định phải để ý

    Ung thư vú ở phụ nữ - Những dấu hiệu chị em nhất định phải để ý

app info
get app banner
  • Những xét nghiệm cần thiết khi kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai cho cả nam và nữ giới

    Những xét nghiệm cần thiết khi kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai cho cả nam và nữ giới

  • Ung thư vú ở phụ nữ - Những dấu hiệu chị em nhất định phải để ý

    Ung thư vú ở phụ nữ - Những dấu hiệu chị em nhất định phải để ý

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục chăm sóc trẻ nhỏ và sức khỏe dành cho bạn