Trẻ mấy tháng biết người lạ người quen? Câu hỏi này nằm trong chuỗi phát triển của con trẻ. Nếu tinh ý một chút thôi, bố mẹ sẽ lập tức nhận ra ngay.
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh
Trẻ mấy tháng biết người lạ người quen & các mốc phát triển của trẻ
Cũng không xa lắm đâu để trả lời câu hỏi trẻ mấy tháng biết người lạ người quen. Cùng điểm những mốc thời gian phát triển quan trọng của bé. Bởi câu trả lời nằm trong đó đấy.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Đáng yêu lắm những em bé ở giai đoạn này
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có thính giác và vị giác nhạy bén. Song, thị giác lại rất kém. Trong thời gian này, trẻ chưa biết cười.
Chưa hóng chuyện được và phản ứng của bé khi bố mẹ trò chuyện không phải do bé biết tên của mình mà là bé đang phản ứng với âm thanh. Một số hoạt động của bé trong thời kỳ này:
- Nắm chặt ngón tay người lớn: Thật ra, việc này là do não bộ của bé chưa hoàn thiện khiến bàn tay không thể tự duỗi thẳng được. Mỗi khi mẹ đưa ngón tay mình vào bàn tay bé, bé sẽ nắm rất chặt.
- Khóc, ăn, ngủ, đi vệ sinh.
2 tháng tuổi, trẻ biết làm gì?
2 tháng tuổi, trẻ phát triển nhiều hơn
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bắt đầu biết cười. Nhất là những lúc được bố mẹ trò chuyện, ôm ấp. Trẻ thậm chí cười ngay cả khi ngủ. Những giấc mơ giúp bé vui tươi. Dân gian hay gọi là “bà mụ đỡ”.
Ở tháng này, trẻ cũng nhìn mọi thứ rõ ràng hơn. Vậy nên bạn thường thấy trẻ đảo mắt nhìn theo cha mẹ. Hay những đồ vật sặc sỡ cũng thu hút trẻ.
Bé phản ứng tốt với âm thanh. Biết hóng chuyện bằng cách quơ chân múa tay, cười, phát ra những âm thanh.
Trẻ mấy tháng biết người lạ người quen?
Trẻ 3 tháng biết phân biệt người lạ người quen
Câu trả lời là đây. 3 tháng tuổi, trẻ đã phát triển hơn nhiều. Bé 3 tháng đã bắt đầu phân biệt được người lạ. Đó là bởi trẻ nhìn và ghi nhớ nét mặt của cha mẹ. Ông, bà cũng là đối tượng trẻ ghi nhớ nhanh nếu gần gũi hàng ngày.
Do đó khi người lạ lại gần và bế trẻ, trẻ có thể khóc. Ngoài ra, trẻ còn biết nắm mở tay rõ ràng hơn. Não của bé thời kỳ này đã phát triển tốt hơn. Đặc biệt, bé rất thích hóng chuyện. Mặc dù câu chuyện chả liên quan đến em nhưng em vẫn hóng hớt.
Tìm hiểu thêm về trẻ 4 tháng tuổi
Trẻ biết lẫy khi 4 tháng tuổi
Trẻ 4 tháng tuổi có thể cầm chắc đồ đạc và khám phá chúng theo cách của riêng mình. Cơ thể của trẻ cũng phát triển hơn. Một số bộ phận đã dần dần vững chãi hơn.
Vài trẻ có thể kiểm soát phần đầu và cổ của mình khi được hơn 3 tháng tuổi một chút. Nhưng đa số trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi mới thực sự “cứng cổ”.
Một số trẻ khác lại cần nhiều thời gian hơn một chút. Tuy nhiên không cần quá lo lắng. Và lẫy! Lẫy chính là cách phân biệt rõ ràng nhất. Bé biết lẫy và nghịch ngợm nhiều. Thời gian ngủ ít hơn.
Huấn luyện trẻ bằng cách nào?
Hãy định nghĩa xem, thế nào là người lạ? Thế nào là người quen? Nói một cách đơn giản, người quen là những người gần gũi với bé hàng ngày. Hình ảnh của người đó xuất hiện thường xuyên trong mắt bé.
Tiếng nói của họ vang vọng bên tai. Âm điệu trìu mến và thân thương. Ngược lại, nếu lâu lâu bé mới thấy hình ảnh của ai đó xuất hiện, bé sẽ định nghĩa đó là người lạ.
Theo dõi từng mốc phát triển của con trẻ rất thú vị
Vậy, giúp trẻ phân biệt ra sao?
Đương nhiên, cách tốt nhất để giúp trẻ nhận biết lạ quen chính là tình cảm. Dành thật nhiều tình cảm cho con. Hàng ngày, trò chuyện với con. Quan tâm đến con. Bế con đi chơi. Cho con ăn, ru con ngủ.
Hãy kể những câu chuyện tuyệt vời cho con. Và quan trọng nhất, có lẽ là yêu con bằng cả trái tim. Đó là món quà mà thượng đế ban cho bạn.
Ý kiến bác sĩ ra sao?
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:
Các chuyên gia cho rằng trẻ bắt đầu có những biến chuyển tâm lý khi vào giai đoạn 2-3 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ trở nên bướng bỉnh hơn, dễ cáu gắt. Bên cạnh đó, rào cản ngôn ngữ cũng góp phần khiến cho trẻ sợ người lạ. Khoảng thời gian này, cũng là lúc bé có thể nhận biết người lạ, người quen, điền hình bằng việc khi thấy ba mẹ, bé sẽ cười, còn khi gặp người lạ, bé sẽ tránh né hoặc khóc to.
Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trẻ dạn dĩ hơn nên có thể không quấy khóc khi gặp người lạ. Đây là một điều bình thường phụ thuộc vào sự phát triển tâm lý khác nhau ở mỗi trẻ. Ngược lại, một số trẻ có thể mắc hội chứng sợ người lạ, thường rõ rệt vào khoảng tháng thứ 7-10, và thường sẽ hết khi bé đạt 1,5 – 2 tuổi. Trẻ sẽ quấy khóc, im lặng, sợ sệt, xấu hổ khi gặp người lạ.
Một số việc cha mẹ có thể làm để giúp trẻ đỡ sợ người lạ:
-Giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi có người lạ xung quanh bằng cách nắm tay bé hoặc cho bé ngồi vào lòng bố mẹ khi bé gặp người lạ, cho bé cầm những vật dụng giúp bé thoải mái và bình tĩnh hơn ( chăn, đồ chơi) mỗi khi tiếp xúc với người lạ…
-Cho bé thời gian làm quen với người lạ, không ép bé tiếp xúc với người lạ khi bé chưa sẵn sàng.
-Tích cực giới thiệu bé với những người mới, để bé cảm thấy an toàn hơn, giúp giảm cảm giác sợ người lạ.
Lời kết
Trẻ mấy tháng biết người lạ người quen? Từ 3 tháng, trẻ đã có khả năng này. Và còn nhiều dấu mốc rất thú vị từ trẻ mà bạn có thể cảm nhận bằng trái tim. Hãy yêu thương và nói chuyện với con hàng ngày. Đó là điều mà bé mong muốn.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!