X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Thun buộc tóc kẹt trong mũi suốt 3 ngày khiến bé 4 tuổi bị chảy máu mũi và ngạt tắt đường thở

Mất 4 phút để đọc
Thun buộc tóc kẹt trong mũi suốt 3 ngày khiến bé 4 tuổi bị chảy máu mũi và ngạt tắt đường thở

Trẻ mắc dị vật là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do trẻ hiếu động, không ý thức được nguy hiểm từ các đồ vật, đồ dùng xung quanh nên người lớn cần hết sức chú ý.

Cháu bé 4 tuổi mắc thun buộc tóc trong mũi

Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) vừa nội soi và phát hiện dây thun buộc tóc trong mũi phải của 1 bệnh nhi 4 tuổi.

Bệnh nhi được đưa vào viện trong tình trạng bị ngạt tắc, chảy nước mũi, chảy máu mũi đã 3 ngày. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi và phát hiện dị vật trong mũi phải của bệnh nhi. Ngay sau đó, các bác sĩ đã nội soi gắp ra ngoài thành công 1 dây thun buộc tóc khỏi mũi cho bệnh nhi.

tre-mac-di-vat

Hiện tại, bệnh nhi đã ổn định, không chảy máu mũi, không ngạt tắc mũi phải, ăn uống trở lại và có thể xuất viện.

Theo các bác sĩ, trong những năm gần đây, Trung tâm Y tế huyện Quỳ hợp tiếp nhận khá nhiều trường hợp trẻ e từ 1 – 8 tuổi chơi đùa tự nhét dị vật vào mũi, tai như đinh vít, khóa áo, viên bi… Các dị vật này có thể rơi vào đường thở, đường tiêu hóa gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Cảnh báo nhiều trẻ mắc dị vật ở mũi mà cha mẹ thường chủ quan

Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cũng vừa cấp cứu 1 bé trai bị mắc kẹt viên bi nhựa vào mũi. Bệnh nhi nhập viện với các triệu chứng nước mũi chảy kèm theo máu, ho và đau đầu, sốt cao nhiều ngày không khỏi.

Thun buộc tóc kẹt trong mũi suốt 3 ngày khiến bé 4 tuổi bị chảy máu mũi và ngạt tắt đường thở

Sau khi kiểm tra và thăm khám, các bác sĩ đã tiến hành nội soi tai mũi họng và phát hiện trẻ mắc dị vật nằm sâu trong hốc mũi phải. Tiến hành gắp dị vật thì các bác sĩ phát hiện đó là 1 viên bi nhựa có đường kính 0,5cm.

Trẻ mắc dị vật là tình trạng thường gặp trong cấp cứu tai mũi họng ở trẻ em. Trẻ khi chơi thường hay nghịch ngợm nhét đồ vật vào mũi như nút nhựa, khuy áo, hạt lạc, hạt đậu…

Bác sĩ khuyến cáo khi thấy trẻ có biểu hiện bất thường như dưới đây thì nên kiểm tra trong mũi bé xem có gì lạ không:

Thun buộc tóc kẹt trong mũi suốt 3 ngày khiến bé 4 tuổi bị chảy máu mũi và ngạt tắt đường thở

1 ca lấy dị vật ở trẻ

  • Khó thở, chảy nước mũi nhiều kèm theo chảy máu
  • Dị vật vào mũi gây phù nề, ngạt tắc mũi, nhưng vì dị vật chỉ bị ở một bên nên không gây khó chịu cho trẻ
  • Sau vài ngày hốc mũi bên đó bị tắc hẳn và chảy mũi mủ có mùi hôi, thối rõ.
  • Khám hốc mũi một bên thấy đầy mủ, hôi, ứ đọng, sàn và các khe mũi có mủ ứ đọng
  • Thường thấy dị vật ở sàn, khe dưới hay khe giữa là một khối có mủ bám quanh thường tròn, nhẵn nên hay nhầm lẫn là khối u hốc mũi
  • Nếu dị vật nhỏ như: hạt đậu, hạt thóc khó nhìn để phát hiện được, chỉ có cảm giác đụng chạm khi đưa ống hút hay que bông vào
  • Chụp Xquang thường không phát hiện được gì vì dị vật thường là không phản quang.

Nếu phát hiện trẻ mắc dị vật trong mũi cần đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được gắp dị vật càng sớm càng tốt, tránh kéo dài vì sẽ làm việc lấy dị vật khó khăn hơn và gây biến chứng viêm mũi.

Ngoài ra cha mẹ nên dạy bé nhận thức việc nhét đồ vật vào mũi là không nên, đồng thời luôn chú ý quan sát hoạt động vui chơi của trẻ, không nên cho trẻ chơi các loại đồ vật có kích thước nhỏ. Trường hợp trẻ nhét dị vật vào tai, mũi, hay ngậm đồ chơi sặc có biểu hiện khó thở, nuốt phải dị vật cần sớm đưa đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Nguồn tổng hợp

Xem thêm

  • Bé trai hóc dị vật, suýt chết vì ăn bát cháo
  • Nghi trẻ nuốt dị vật, người nhà hãi hùng sau khi thấy kết quả nội soi
  • Học sinh lớp 1 bị bạn học nhét đất sét vào tai phải đi cấp cứu

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

ZinVi

  • Home
  • /
  • Tin tức chung
  • /
  • Thun buộc tóc kẹt trong mũi suốt 3 ngày khiến bé 4 tuổi bị chảy máu mũi và ngạt tắt đường thở
Chia sẻ:
  • theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

    theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

  • Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

    Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

  • Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

    Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

  • theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

    theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

  • Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

    Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

  • Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

    Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it