Hiện tượng trễ kinh 1 tháng thử que 1 vạch có thể khiến nhiều phụ nữ lo lắng không biết mình có thai hay không. Thực tế hiện tượng này cũng không hiếm và có nhiều lý do gây ra việc que thử chỉ 1 có 1 vạch dù kinh nguyệt biến mất.
Trễ kinh 1 tháng thử que 1 vạch là có thai hay không?
Que thử thai không phải lúc nào cũng đúng 100%
Khó có thể khẳng định trễ kinh là có thai, cũng như không chắc chắn que thử 1 vạch là không có. Nếu trước đó cả hai có quan hệ tình dục và không sử dụng biện pháp phòng tránh thì khả năng có thai là cực kỳ cao, dù khi thử que chỉ có 1 vạch.
Dùng que thử là 1 trong số những cách thử thai phổ biến nhưng không phải kết quả 100% là đúng. Trong trường hợp que thử kém chất lượng có thể gây ra sự nhầm lẫn, chẳng hạn chỉ hiển thị 1 vạch thay vì 2. Việc que thử kém chất lượng cũng không hiếm, khi mà hàng không rõ nhãn mác cũng tràn ngập thị trường.
Vì thế để biết chắc chắn có thai hay không, các chị em nên đến thăm khám ở bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán chính xác nhất, dù kết quả que thử có như thế nào.
Vì sao trễ kinh 1 tháng thử que 1 vạch nhưng không có thai?
Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng không hiếm
Nếu đã đi khám hoặc dùng các biện pháp thử thai khác và kết quả là quả thật không có thai, thì các chị em có thể nghĩ đến việc rối loạn kinh nguyệt.
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, kinh không đều là hiện tượng cũng không hiếm hoi, xảy ra ở nhiều phụ nữ. Rối loạn kinh nguyệt với dấu hiệu trễ kinh 1 tháng mà không có thai thì có thể do:
1. Trễ kinh do tâm lý lo âu, căng thẳng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tâm lý ảnh hưởng đến hormone và độ cân bằng nội tiết tố của nữ giới. Những chị em có tâm trạng lo âu, buồn rầu, căng thẳng thần kinh, stress kéo dài, trầm cảm có tỷ lệ chậm kinh cao hơn hẳn do ảnh hưởng của tâm lý làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi.
Thậm chí khi trễ kinh 1 tháng không rõ nguyên do, nhiều phụ nữ còn thấy bất an vô cùng, lo lắng hơn càng gây ra hậu quả nghiêm trong.
2. Trễ kinh do bệnh về tử cung
Tình trạng viêm nhiễm buồng trứng và tử cung cũng được cho là nguyên do hàng đầu khiến chu kỳ kinh nguyệt thay đổi gián tiếp hoặc trực tiếp. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có vấn đề về viêm tử cung, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung, bên cạnh những biểu hiện đặc trưng của bệnh thì đều giống nhau có hiện tượng trễ kinh kéo dài đến 1 tháng.
3. Trễ kinh do tuyến giáp
Tuyến giáp hoạt động kém có thể khiến tăng hay giảm bài tiết prolactin – một hormone sinh sản do tuyến yên bài tiết ra. Thay đổi về nồng độ hormone có thể ảnh hưởng tới tuyến dưới đồi cũng như làm kinh nguyệt biến mất.
4. Trễ kinh do sinh hoạt không hợp lý
Ăn uống không điều độ, ăn nhiều chất béo ngọt, sử dụng chất gây nghiện, uống nhiều rượu bia, hút thuốc là là nguyên nhân lớn tác động đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả cơ quan sinh sản.
Một số trường hợp bên cạnh vấn đề về bệnh lý, thiếu ngủ, mệt mỏi, cơ thể suy nhược cũng gây ra tình trạng trễ kinh 1 tháng. Thậm chí phụ nữ bị chứng chán ăn, quá gầy, sụt cân nhanh thường bị thiếu hụt estrogen cũng như mất kinh.
Lo âu căng thẳng có thể khiến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
5. Trễ kinh do sử dụng thuốc
Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, chống rối nhiễu tâm trí, chữa trị tuyến giáp,… cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt.
Phải làm sao khi trễ kinh 1 tháng thử que 1 vạch?
Hiện tượng mất kinh nhưng không có thai có thể khiến tất cả chị em phải hoang mang lo lắng. Nhưng lúc này điều cần làm nhất là:
- Giữ bình tĩnh và lắng nghe cơ thể để phát hiện thêm xem có hiện tượng lạ hay bất ổn nào nữa không.
- Đến ngay cơ sở y tế có uy tín để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân cũng như có biện pháp điều trị.
- Sinh hoạt điều độ, uống đủ nước, ngủ đủ giấc và ăn uống đủ dinh dưỡng để cơ thể được khoẻ mạnh và bình ổn hơn.
Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng trễ kinh kéo dài mà không phải có thai, chị em cũng nên lưu ý:
- Duy trì cân nặng cân đối, không tăng hay giảm cân đột ngột.
- Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, uống nhiều nước và có chế độ sinh hoạt hợp lý
- Luôn tìm cách thư giãn, tránh việc lo lắng bất an, mệt mỏi tinh thần. Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
- Vệ sinh cơ thể, đặc biệt vùng kín sạch sẽ. Không dùng những dung dịch vệ sinh không rõ nguồn gốc cũng như không thụt rửa quá sâu có thể gây viêm âm đạo.
Giữ cân nặng bình ổn là điều cần thiết cho sức khoẻ sinh sản
Kinh nguyệt thay đổi có thể khiến chị em mất ngủ và hoang mang ví dụ như trễ kinh 1 tháng thử que 1 vạch. Nhưng rối loạn kinh nguyệt cũng không hiếm gặp, quan trọng nhất vẫn là điều chỉnh sinh hoạt và gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi có bất ổn.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!