Trẻ khi mới sinh ra sẽ bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài ngay sau khi chúng vừa cất tiếng khóc chào đời. Trung bình cứ cách 3 giây sẽ có 1 em bé chào đời. Sự xuất hiện của một thành viên mới chắc hẳn sẽ tạo lên những biến động và xáo trộn trong gia đình. Ở mỗi đứa trẻ sơ sinh luôn ẩn chứa nhiều điều bất ngờ thú vị mà không phải ai cũng biêt. Hãy cùng nhau khám phá nhé.
Đứa trẻ khi sinh ra trông có thể khá buồn cười
Đừng kỳ vọng quá nhiều vào ngoại hình của em bé khi mới chào đời. Đầu của bé có thể bị vấy bẩn sau cuộc hành trình từ bụng mẹ ra bên ngoài. Khuôn mặt của trẻ khi mới sinh ra thường sưng húp với đôi mắt lúc nào cũng nhắm nghiền. Những sợi tóc mềm mịn được gọi là lông tơ xuất hiện ở khắp mặt, vai và lưng của trẻ.
Rốt cuộc, trẻ đã trải qua quãng thời gian suốt 9 tháng trong bụng mẹ. Song, chẳng mấy chốc em bé lại trở nên xinh đẹp như những gì bạn vẫn tưởng tượng.
Đừng đặt kỳ vọng nhiều cho đến khi trẻ được sáu tuần
Cho đến lúc đó, bạn sẽ có cảm giác như đang làm việc cho một ông chủ chỉ thích phàn nàn! Để vượt qua sự mệt mỏi và biến động cảm xúc, hãy ghi nhớ điều này: Những nỗ lực của bạn chẳng có tác dụng với trẻ trong những ngày đầu.
Trẻ sơ sinh luôn thích ở bên cạnh bố mẹ và được người lớn bế ẵm
Theo Christopher Tolcher, một bác sĩ nhi khoa tại Los Angeles nói: “Trẻ cảm thấy thoải mái khi bên cạnh bố mẹ. Chúng thích cảm giác gắn bó khi được người lớn bế ẵm”.
Hãy cố gắng giữ dây rốn luôn khô
Nếu nó được giữ khô, nó sẽ rụng nhanh hơn – thường trong vòng hai tuần. Nếu chẳng may dây rốn bị ướt, hãy ngay lập tức lau khô. Và nếu cuống rốn bị chảy máu một chút khi rụng, thì cũng không sao hết. Alyson Bracken, ở West Roxbury, Massachusetts, đã học được. “Lúc đầu, nó làm tôi sợ,” cô nói. Nhưng, sau đó cô phát hiện ra rằng nó cũng giống như bệnh ngoài da hay vết thương chảy máu thông thường.
Một số điều cần biết về thóp của trẻ khi mới sinh ra
Khi trẻ vừa mới chào đời phần xương sọ của chúng chưa được nối liền với nhau. Phần trũng giữa các khớp nối được gọi là thóp. Theo Tanya Remer Altmann, bác sĩ nhi khoa và tác giả của cuốn sách M Call Calls: “Bạn không cần lo lắng nếu chạm vào thóp hay phần tóc ở gần đó”. Thóp có thể đập vì nó chứa nhiều các mạch máu bao phủ não.
Trẻ sơ sinh sẽ đưa ra những dấu hiệu nhận biết khi chúng đã ăn no
Trẻ cần được cho ăn cách hai, ba giờ một lần. Tuy nhiên, nếu bạn cho con bú thật khó để biết cần cho bé bao nhiêu sữa. Theo tiến sĩ Tolcher, “Cân nặng của em bé là chỉ số tốt nhất trong những ngày đầu”. Cân nặng của trẻ nên được kiểm tra một vài ngày sau khi xuất viện.
Bé sẽ đưa ra những tín hiệu để cha mẹ biết khi chúng thấy đói
Một đứa trẻ sơ sinh mất từ 5% đến 8% trọng lượng sơ sinh trong tuần đầu tiên. Nhưng sẽ tăng cân trở lại trong tuẩn tiếp theo.
Đổi loại tã sử dụng nếu cần
Không có nghi ngờ rằng trẻ khi mới sinh ra thường đi vệ sinh rất nhiều! Vì vậy việc chọn tã cho trẻ rất quan trọng. Nếu bé bị hăm tã, hãy thay ngay loại mới phù hợp hơn.
Da trẻ sơ sinh thường hay bị khô
Da bé khi mới sinh thường khá mềm mại. Nhưng điều đó sẽ thay đổi. Theo Laura Jana, bác sĩ nhi khoa đồng tác giả của Heading Home With Your Newborn: “Nếu bạn ngâm mình trong chất lỏng chín tháng và sau đó tiếp xúc với không khí, da bạn sẽ bị khô!”
Da trẻ nhỏ thường hay bị khô và không còn được mịn màng như lúc mới sinh
Nếu da bé bị khô, bong tróc, bạn nên tìm đến một loại kem dưỡng ẩm không gây kích ứng cho trẻ. Những vết sưng nhỏ màu hồng, hăm tã, thậm chí cả mụn trứng cá cũng có thể xuất hiện. “Mụn trứng cá có xu hướng xuất hiện kéo dài trong một vài tháng,” Tiến sĩ Jana nói. “Vì vậy, chúng có được những bức ảnh sơ sinh dễ thương khi trẻ chưa đầy tháng!”
Bảo vệ bé khỏi những tác nhân xấu bên ngoài
Mẹ nên giữ em bé tránh ánh nắng mặt trời và những người đang bị ốm. Hay các không gian chật chội giống như trung tâm thương mại trong những ngày lễ.
“Dạy các con lớn chạm vào bàn chân của em bé thay vì tay và mặt của trẻ. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự nhiễm trùng”, tiến sĩ Jana nói. Bạn cũng nên nhắc nhở khách: “Đừng chạm vào em bé mà không rửa tay.”
Trẻ sơ sinh khóc rất nhiều – đó là cách chúng giao tiếp!
Tiếng khóc được xem như cách để trẻ sơ sinh giao tiếp với người lớn. Có thể đó là những lời than vãn khi chúng đói, lạnh hay muốn được thay tã. Những “cuộc trò chuyện” ban đầu này có thể làm bạn nản lòng. Nhưng yên tâm, bạn sẽ xử lý tốt mọi thứ một cách kịp thời.
Khóc là một trong những cách giao tiếp của trẻ nhỏ
Laurie May, ở Boardman, Ohio và chồng cô đã nhanh chóng hiểu được tín hiệu khi đói của con gái họ. Thời gian đầu, họ đặt chuông báo thức cứ sau hai giờ để đánh thức Carter ăn. “Bây giờ,chúng tôi không cần báo thức! Mọi thứ đã dễ dàng hơn,” Cô ấy nói.
Em bé thường ngủ rất nhiều nhưng không kéo dài
Trẻ cần ăn hai đến ba giờ một lần, vì vậy bạn cũng không thể ngủ nhiều . “Mọi việc sẽ trở nên tốt hơn”, tiến sĩ Altmann đảm bảo. “Hầu hết trẻ sơ sinh có thể ngủ trong 6 đến 8 tiếng trước khi 3 tháng tuổi.” Do đó, hãy cố gắng để trẻ ngủ theo một lịch trình khoa học. Vào ban ngày, đừng để bé ngủ quá ba giờ mà không đánh thức bé dậy bú. Ban đêm thì bạn nên để trẻ ngủ nhiều như chúng muốn.
Căng thẳng, mệt mỏi và cô đơn? Đó là những gì bạn sẽ cảm nhận trong những ngày đầu chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, tất cả sẽ nhanh chóng trôi qua. Việc mẹ cần làm đó là chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ sau sinh. Và đừng quên lưu lại những khoảnh khắc thú vị và đáng nhớ của bé trong thời gian này nhé.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!