Trẻ ho nhiều về đêm, ho nhiều, ho thường xuyên là một trong những biểu hiện sức khỏe của con khiến không ít bố mẹ lo lắng. Không những vậy, đây còn là dấu hiệu của 3 căn bệnh nguy hiểm tới đường hô hấp và thực quản mà các phụ huynh cần tuyệt đối chú ý.
- Ngày chơi đùa vui vẻ nhưng cứ đêm về là con lại ho nhiều
- Có thể con đang bị viêm xoang và viêm mũi dị ứng
- Trẻ ho nhiều về đêm – Có thể con đang có biểu hiện của bệnh hen suyễn
- Tình trạng trào ngược thực quản của trẻ
Ngày chơi đùa vui vẻ nhưng cứ đêm về là con lại ho nhiều
Trẻ bị ho là một trong những hiện tượng bệnh lý thường xuyên xảy ra vào 3 năm đầu đời của trẻ khi sức đề kháng của con còn non nớt.
Mặc dù ho không phải là bệnh nhưng nó lại là tác động từ ảnh hưởng của các bệnh đường hô hấp. Bé chảy nước mũi, ra nhiều đờm đọng lại trong họng khiến bé dễ ho nhiều.
Bạn có thể chưa biết:
Làm gì khi bé đi nhà trẻ về khóc đêm?
Tuy nhiên, vào ban ngày, khi con hoạt động nhiều, các chất nhầy dễ thoát ra ngoài dễ dàng. Lúc này mẹ có thể thấy rằng bé ít ho hoặc hầu như không ho mấy. Chỉ đêm khuya, khi ngủ, các dịch nhầy này đọng lại trong họng bé nhiều khiến cho con ho với tần suất thường xuyên hơn. Hiện tượng ho này có thể không nguy hiểm.
Nhưng nếu con ho nhiều về đêm một cách bất thường, bố mẹ cần lưu ý rằng đó rất có thể là dấu hiệu cho thấy con đang mắc 3 căn bệnh nguy hiểm này.
Có thể con đang bị viêm xoang và viêm mũi dị ứng
Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt: Việc con ho nhiều về đêm trong khi ban ngày lại không thấy biểu hiện mấy có thể là vì nước mũi chảy xuống họng, biến thành đờm đọng lại trong họng. Con ho để đẩy đờm ra ngoài. Ngoài ho, bé có thể sẽ có nước mũi trong hoặc xanh, thường xuyên hắt hơi, sổ mũi, đôi khi sốt và đau đầu đi kèm.
Ngoài ra mẹ nên quan sát xem bé có hiện tượng ngáy về đêm, tiếng thở to, chảy máu cam và hơi thở của con có mùi hôi hay không? Vì đây chính là các biểu hiện cho thấy con đang bị viêm xoang.
trẻ ho nhiều về đêm
Trẻ ho nhiều về đêm – Có thể con đang có biểu hiện của bệnh hen suyễn
Nguyên nhân trẻ ho nhiều về đêm? Hen suyễn là một trong những bệnh đang ngày có xu hướng gia tăng ở trẻ em. Đây là tình trạng viêm đường hô hấp. khiến cho đường thở bị viêm, trở nên sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp chất kích thích (dị nguyên-chất gây ra tình trạng dị ứng).
Tình trạng này khiến cho cho trẻ xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, khò khè và khó thở.
Việc chuẩn đoán hen suyễn ở trẻ dưới 5 tuổi sẽ khó khăn hơn vì việc đo lường mức độ thở của bé không chính xác như ở người lớn. Mẹ có thể kết hợp với việc theo dõi tiếng thở của con cũng như các biểu hiện sau:
- Ho thường xuyên liên tục
- Thở khò khè khi thở ra
- Khó thở
- Con có cảm giác căng thẳng, khó chịu ở ngực, đau ngực
- Các triệu chứng nặng hơn vào ban đêm hoặc sáng sớm khi ngủ dậy.
- Khó ngủ do khó thở, ho hoặc thở khò khè
Ngoài ra, nếu con tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi, lông gấu bông, … cũng sẽ khiến cho tình trạng ho về đêm của trẻ nặng hơn.
Ăn quá nhiều về đêm cũng có thể khiến trẻ ho nhiều về đêm
Bạn có thể chưa biết:
Trị ho cho trẻ bằng 14 mẹo dân gian cực an toàn và hiệu quả
Tình trạng trào ngược thực quản của trẻ
Bé bị ho đêm kéo dài: Phần lớn các bố mẹ đều lầm tưởng rằng, ho chỉ có thể là do các căn bệnh về đường hô hấp. Thế nhưng nếu con ho nhiều về đêm thì xin bố mẹ hãy lưu ý tới một trong những nguyên nhân này nữa. Đó là tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản.
Khi dịch vị của dạ dày chảy ngược lại vào đường thực quản, nó sẽ tự động kích thích hệ thần kinh của đường khí quản, khiến cho khí quản bị căng cứng, dẫn đến bé bị ho nhiều về đêm.
Ho do trào ngược thực quản thường xuất phát từ việc có thể con đã ăn quá nhiều trước khi đi ngủ, thức ăn chưa kị tiêu hóa hết. Nếu trẻ được đặt nằm trên mặt phẳng hoàn toàn thì cơ hội con bị trào ngược sẽ càng nhiều hơn. Do đó, không có gì lạ nếu bé ăn quá no lại ho nhiều về đêm.
Do đó, nếu bố mẹ thấy trẻ ho nhiều về đêm, ho đến mức nôn trớ, đau bụng, ho trong một thời gian dài trong khi ban ngày không có biểu hiện gì thì không nên chủ quan mà cần đưa bé đi khám để tìm ra chính xác nguyên nhân cơn ho của con nhằm phòng tránh tốt nhất 3 căn bệnh nguy hiểm nói trên.
Bố mẹ lưu ý không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc cho bé dưới 4 tuổi có thể gây tác dụng phụ, biến chứng làm bệnh nặng thêm, hoặc gây ra hiện tượng nhờn thuốc sẽ rất nguy hại cho sức khỏe của trẻ. Bố mẹ nên để bé nghỉ ngơi, tăng sức đề kháng bằng việc bú sữa mẹ và sữa công thức. Thực hiện tiêm phòng cho bé theo đúng khuyến cáo của bộ y tế. Song song đó bố mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, giữ ấm bàn tay, bàn chân khi đi ngủ và chú ý nhiệt độ phòng.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!