Mùa hè đến, việc tắm sông suối trở nên phổ biến. Song trẻ gặp nhiều rủi ro ở những khu vực này. Ví dụ như bị đỉa chui vào sống trong mũi chẳng hạn!
Hãi hùng hành trình gắp đỉa dài 10cm sống trong mũi bé trai
Sông suối, ao hồ là địa điểm tuyệt vời. Chẳng cần phao, lũ trẻ vẫn ào ào nhảy xuống để hòa mình cùng làn nước mát lạnh.
Nhưng trẻ gặp phải nhiều rủi ro khi bơi suối, hồ!
Từ việc đuối nước, đuối cạn, hụt hơi, chuột rút… đến những thứ kinh khủng hơn
Đỉa chui vào mũi
Trẻ gặp nhiều rủi ro khi tắm ao hồ
Nghe như phim nhưng lại có thật.
Câu chuyện xảy ra vào chiều 31/7, khi bé Tú, 4 tuổi, trú xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn nhập viện trong tình trạng khó thở, ngứa ở mũi và chảy máu.
Qua test nhanh, bác sĩ phát hiện ra bé bị sinh vật sống ký sinh trong mũi.
Khẩn trương tiến hành cấp cứu, các bác sĩ đã thành công khi gắp ra một con đỉa dài đến 10cm sống ký sinh trong mũi của bé.
Theo các bác sĩ, nếu để lâu, cậu bé sẽ phải chịu những hậu quả nặng nề. Thậm chí, khoang hô hấp sẽ có vấn đề vĩnh viễn.
Gia đình cậu bé cho hay, những ngày trước, Nghệ An nắng nóng cực độ. Các bé thường rủ nhau đến khe suối tắm mát và uống nước. Rất có thể, trong một lần nào đó, con đỉa đã chui vào mũi của bé.
Không hiếm trường hợp bị đỉa bám
Nhiều trường hợp đỉa ở sâu trong cơ thể
Cách đây không lâu, bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cũng tiếp nhận một bệnh nhân bị ho ra máu, đau họng dữ dội. Bác sĩ chẩn đoán anh H có dị vật là một con đỉa sống nằm sâu trong thanh quản đến khí phế quản. Xác định, dị vật nằm ở vị trí phức tạp, nếu để lâu, đỉa chui vào người sâu hơn, gây viêm phổi, biến chứng hoại tử thậm chí tử vong.
Ngay lập tức các bác sỹ Khoa Tai mũi họng, Nội II và Thăm dò chức năng đã tiến hành hội chẩn và thống nhất gắp dị vật cho bệnh nhân ngay bằng phương pháp sử dụng nội soi khí phế quản ống mềm. Với sự cố gắng, các bác sỹ đã gắp ra con đỉa dài khoảng 6 cm, to gần bằng ngón tay út của người trưởng thành.
Làm sao để phát hiện ra đỉa bám vào người?
Phải dùng dụng cụ chuyên dụng để gắp đỉa
Đỉa thường bám vào một vị trí nào đó để hút máu. Do vậy, chúng gây ra những triệu chứng như tăng áp lực, khó chịu, đau, thần kinh bị kích thích bắt nguồn từ nơi bị ký sinh; rối loạn chức năng cơ quan bị đỉa ký sinh, bội nhiễm vi khuẩn gây viêm ở nơi đỉa bám hút máu; có thể gây ổ áp xe ở lớp dưới niêm mạc.
- Nếu đỉa bám vào thanh quản: Bệnh nhân ho liên tục, đờm có chất nhầy, máu; người bệnh bị đau ngực, khó thở, nói khàn giọng, tím tái, đôi khi mất tiếng nói.
- Nếu đỉa ký sinh ở hầu, khí quản: Gây ngạt thở, có thể dẫn đến tử vong.
- Đỉa ký sinh ở lưỡi gà, thực quản: Triệu chứng nuốt khó, nôn oẹ.
- Đỉa có thể chui vào âm hộ: Gây chảy máu kéo dài; có thể chui vào đường sinh dục của nam giới gây chảy máu đường tiết niệu.
- Khi đỉa chui vào mắt: Gây chảy máu ở mắt; người bệnh sợ ánh sáng, chảy nhiều nước mắt.
Điều trị và cách phòng tránh
Con đỉa sống dai và bám trụ lâu vào cơ thể
Việc điều trị được xử trí tùy theo từng trường hợp!
Khi bị đỉa xâm nhập vào các hốc tự nhiên, nên súc miệng bằng nước muối mặn hoặc hít vào chất có mùi cay, mùi hăng.
Nếu đỉa bám ở vùng nông, có thể dùng ống soi để gắp đỉa ra; đỉa bám vào ở sâu, phải gây tê và dùng dụng cụ chuyên dùng để gắp đỉa ra; nếu ở quá sâu phải mổ để lấy đỉa.
Con đỉa chui vào đường sinh dục, dùng nước muối đậm đặc để ngâm hoặc bơm vào cũng có thể có tác dụng làm cho đỉa chết hoặc đỉa tự chui ra.
Phòng chống đỉa xâm nhập vào người bằng biện pháp dùng dụng cụ bảo hộ khi phải tiếp xúc ở những nơi có sự hiện diện của đỉa. Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt; không tắm ở những nơi ao hồ, sông suối có đỉa hoạt động.
Theo Zing
Xem thêm:
10 thay đổi sau sinh ngay khi bước ra khỏi phòng đẻ khiến các mẹ “khóc ròng”
Quên băng gạc trong bụng sản phụ Sự tắc trách của bác sĩ?
Quan hệ khi con ngủ cùng phòng: Liệu có khả thi?
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!