Trẻ đau bụng quanh rốn và buồn nôn có phải là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho trẻ? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Một số bệnh liên quan đến vấn đề trẻ đau bụng quanh rốn và nôn
Đau bụng quanh rốn và nôn là một tình trạng sức khỏe bất thường của trẻ nhỏ. Chúng bắt nguồn từ khá nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số trường hợp khiến trẻ bị đau quanh rốn và nôn. Tùy theo mức độ đau, vị trí đau và mức độ nôn nói của trẻ mà bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.
Đau bụng quanh rốn và buồn nôn là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sức khỏe ở trẻ
Do viêm ruột thừa
Ruột thừa thường nằm ở vùng bụng dưới bên phải. Cơn đau do viêm ruột thừa thường đau quanh rốn trong vòng vài giờ. Sau đó di chuyển xuống vùng bụng dưới bên phải. Các triệu chứng xuất hiện sau khi cơn đau bắt đầu bao gồm chán ăn, sốt nhẹ, buồn nôn và nôn. Ở trẻ từ 2 tuổi trở xuống, các triệu chứng chính là nôn mửa và bụng bị chướng. Trẻ lớn hơn cũng có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón.
Bạn có thể thử ấn và thả vào bụng trẻ một cách đột ngột. Nếu trẻ bị đau có nghĩa là niêm mạc phúc mạc, màng lót khoang bụng bị viêm. Điều này cũng có nghĩa là trẻ có khả năng bị viêm ruột thừa. Bạn có thể xét thêm dấu hiệu từ dáng đi. Trẻ bị đau bụng quanh rốn do viêm ruột thừa đi lom khom và nếu đứng thẳng thì đau.
Triệu chứng viêm ruột thừa khá giống viêm dạ dày. Ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh về đường hô hấp cũng có triệu chứng tương tự. Cho nên phần nào gây khó khăn trong việc đoán định của các bậc phụ huynh.
Viêm dạ dày
Triệu chứng viêm dạ dày thường xảy ra ở trẻ từ 5-9 tuổi. Nguyên nhân gây ra viêm dạ dày ở trẻ là do nhiễm khuẩn helicobacter pylori. Hoặc có thể là do trẻ đã uống các loại thuốc kháng sinh như ibuprofen, aspirin trong thời gian dài. Virus tấn công nhanh và mạnh nên trẻ sẽ thấy bụng quanh rốn, cơn đau có thể lan tới ngực.
Kèm theo đó là triệu chứng ợ hơi, trẻ ăn không ngon, luôn cảm thấy khó chịu. Sau đó là nôn mửa và tiêu chảy. Nếu trong bãi nôn hoặc phân của trẻ có lẫn máu. Nếu trẻ nôn liên tục rất dễ dẫn đến tình trạng mất nước. Bạn nên chú ý bổ sung nước cho trẻ. Ngộ độc thực phẩm có triệu chứng tương tự như viêm dạ dày và cũng thường gặp ở trẻ em.
Trẻ đau bụng quanh rốn và buồn nôn có thể là do viêm dạ dày
Lồng ruột
Bệnh lồng ruột thường gặp ở trẻ nhỏ và là một dạng bệnh lý nghiêm trọng. Một đoạn ruột phía trên di chuyển và chui vào lòng đoạn ruột phía dưới (hay ngược lại). Do vậy các mạch máu cũng bị cuốn vào theo, khiến cho các mạch máu bị tắc nghẽn. Điều này sẽ làm tổn thương đoạn ruột bên dưới và chảy máu.
Khi bị bệnh lồng ruột, dạ dày trẻ sẽ co that nhiều khiến trẻ khó chịu. Trẻ trở nên xanh xao và thường vã mồ hôi. Trẻ sẽ đột ngột bỏ bú và thường đột ngột khóc thét. Ngoài những cơn đau bụng quanh rốn và thường nôn ói nhiều lần.
Bệnh lồng ruột thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trẻ bị lồng ruột sẽ bị tiêu chảy. Quan sát trong phân trẻ có lẫn chất nhầy và máu. Khi ngoài nôn liên tục, trẻ còn sốt cao, điều này nghĩa là bệnh đang chuyển nặng. Ba mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Càng để lâu, hai đoạn ruột sẽ lồng và nhau sâu hơn. Theo đó, đoạn ruột lồng bị sưng nề, các mạch máu nuôi ruột bị tắc nghẽn. Nhiều trường hợp sẽ khiến ruột bị nhiễm trùng huyết. Thậm chí trẻ có thể bị hoại tử ruột, thủng ruột…
Tắc ruột
Bệnh tắc ruột thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi trẻ bị đau bụng quanh rốn cũng có thể trẻ bị bệnh tắc ruột non. Bệnh này tuy không thường gặp nhưng mức độ nguy hiểm không thua gì bệnh viêm ruột thừa cấp.
Tắc ruột non là tình trạng các chất trong ruột không lưu thông được. Chúng sẽ dẫn đến nôn, đau bụng và táo bón. Càng để lâu, các chất trong dạ dày sẽ rò rỉ ra ổ bụng. Sau đó chúng dần lan tràn đến các nơi khác trong cơ thể. Nếu không phát hiện kịp, bệnh sẽ đe dọa đến tính mạng.
Bạn nên đưa trẻ đi thăm khám ngay nếu các cơn đau của trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm
Tạm kết
Đau bụng quanh rốn và nôn là một triệu chứng sức khỏe khá nguy hiểm. Vì thế bố mẹ không được phép chủ quan. Ngoài những lý do trên, cơn đau quanh rốn còn có thể do các bệnh lý khác. Ví dụ như viêm tụy cấp, thoát vị rốn hay phình động mạch chủ. Vì các triệu chứng bệnh tương đối giống nhau nên bạn không nên tùy ý đoán và sử dụng thuốc cho trẻ. Bạn hãy đưa trẻ đi khám sau khi cơn đau trẻ và nôn ói không thuyên giảm thêm thời gian.
Xem thêm
Xử lý khi trẻ sơ sinh bị đau bụng: Lời khuyên dành cho cha mẹ
Dấu hiệu bé bị đau bụng giun và cách chữa đau bụng giun cho trẻ
Bí kíp MASSAGE giúp trị đau bụng co thắt và táo bón ở trẻ sơ sinh
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!