Trẻ biết nói sớm có thông minh không là câu hỏi chung của rất nhiều ba mẹ. Mời bạn cùng tìm hiểu xem khi nào thì trẻ biết nói và những dấu hiệu để nhận biết trẻ sắp biết nói trong bài viết dưới đây nhé.
Trẻ bắt đầu biết nói trong độ tuổi nào?
Quá trình phát triển ngôn ngữ của bé có 6 cột mốc chính với những đặc điểm khác nhau như sau:
Cột mốc 3 tháng tuổi
Ở giai đoạn 3 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu biết lắng nghe và quan sát nhiều hơn trước. Thời gian này bé bắt đầu tạo ra những âm thanh bi bô, ríu rít như đang nói chuyện hoặc giao tiếp bằng cử chỉ với người khác. Bé cũng biết phân biệt âm thanh và thể hiện sự thích thú với một số tiếng như tiếng nhạc, tiếng chim hót,…
Cột mốc 6 tháng tuổi
Khi đến tháng thứ 6, bé sẽ có sự phản ứng khi người lớn gọi tên mình. Bé cũng bắt đầu biết sử dụng những tông giọng khác nhau để thể hiện cảm xúc của mình. Những từ ngữ đầu tiên bé cất lên trong giai đoạn này là hoàn toàn ngẫu nhiên chứ bé vẫn chưa thể hiểu được mình đang nói gì.
Cột mốc 12 tháng tuổi
12 tháng tuổi là thời gian bé có thể nói được những từ ngữ đơn giản như là mẹ, ba, xin chào, ngồi xuống, không,… và có thể hiểu được ý nghĩa của những từ ngữ đó. Ngoài ra, bé cũng có thể lặp lại từ ngữ khi được dạy.
Cột mốc 18 tháng tuổi
18 tuổi là giai đoạn bé đã biết nói kha khá vốn từ vựng và biết cách ghép các từ lại với nhau để tạo thành những câu ngắn. Nếu bạn nói với bé một câu dài, bé sẽ nhớ và có thể lặp lại những từ cuối. Đây là giai đoạn mẹ nên bắt đầu dạy bé nói nhiều hơn như là chỉ vào các bộ phận trên cơ thể hay những đồ vật xung quanh để dạy bé.
Cột mốc 2 tuổi
Khi được 2 tuổi, bé đã có thể nói những câu phức tạp hơn, rõ chữ và chính xác hơn như là “con đói bụng”, “ngon quá”, “tạm biệt mẹ”,… Nếu quan sát mẹ sẽ thấy bé thường có xu hướng tự nói chuyện một mình trong lúc chơi.
Cột mốc 3 tuổi
Đây là lúc trẻ đã sử dụng ngôn ngữ một cách tốt và lưu loát hơn rất nhiều. Bé hoàn toàn biết kiểm soát giọng điệu và kết hợp với ngôn ngữ cơ thể để thể hiện lời nói của mình. Ở độ tuổi này, bé có thể tham gia vào các cuộc trò truyện với nhiều chủ đề khác nhau và sẽ có rất nhiều những câu hỏi cũng như thắc mắc cần ba mẹ giải đáp mỗi ngày.
Trẻ biết nói sớm có thông minh không?
Trẻ biết nói sớm là do sự phát triển sớm ở hệ thần kinh, không phải là chỉ số để đánh giá mức độ thông minh (chỉ số IQ). Vì vậy, trẻ biết nói sớm có thông minh không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Tuy nhiên, trẻ biết nói sớm cũng là một trong những tín hiệu đáng mừng. Bởi theo nghiên cứu, trẻ biết nói sớm và nói nhiều thường vẫn có khả năng thông minh và có chỉ số IQ cao hơn so với những bé cùng tuổi nhưng ít nói hoặc biết nói trễ.
Trẻ biết nói sớm là tốt hay xấu?
Trẻ biết nói sớm có những mặt tốt cũng có những khó khăn nhất định:
Mặt tốt
Việc biết nói sớm giúp bé giao tiếp và thể hiện cảm xúc của bản thân tốt hơn. Khi đã phát triển ngôn ngữ tốt từ sớm, bé sẽ học hỏi được nhiều thứ sớm hơn so với bạn bè cùng tuổi, giúp não bé tư duy và giải quyết các vấn đề tốt hơn sau này.
Mặt hạn chế
Tuy nhiên, trẻ biết nói sớm và nói nhiều cũng có thể gặp một số khó khăn như bé dễ cảm thấy lạc lõng trong tập thể với những em bé cùng tuổi và chỉ có thể trò chuyện được với những người lớn hơn.
Đặc điểm nhận biết trẻ sắp biết nói
Trẻ sắp biết nói sẽ có những dấu hiệu nhất định mà ba mẹ nếu quan sát kỹ sẽ nhìn thấy được:
Bé hay chỉ trỏ và hiểu những gì bạn nói
Những em bé sắp biết nói là khi não bé đã bắt đầu có những nhận thức về mọi thứ xung quanh. Biểu hiện phổ biến nhất là bé sẽ chỉ vào những gì mà bé muốn hoặc chỉ vào hình ảnh trong một cuốn sách, một món đồ chơi,…
Vì vậy, để kiểm tra xem bé có sắp biết nói không, hãy thường xuyên đưa ra 2 lựa chọn cho bé, nếu bé hiểu câu hỏi của mẹ và lựa chọn cái mình thích nghĩa là bé có thể sắp biết nói.
Bé biết nói sớm khi thườn xuyên sử dụng cử chỉ và biểu cảm để giao tiếp
Khi trẻ muốn giao tiếp với người khác mà chưa thể sử dụng lời nói, bé sẽ bắt đầu có xu hướng dùng cử chỉ và biểu cảm khuôn mặt để giao tiếp. Cụ thể bé sẽ biết nhăn mặt, khó chịu, hoặc lắc tay để thể hiện sự không đồng ý,…
Bé phát ra tiếng rên rỉ, lầm bầm trong miệng
Nghiên cứu cho thấy, những tiếng rên rỉ nhỏ mà trẻ lầm bầm trong miệng thực sự là một loại nói chuyện, đó là ngôn ngữ riêng của trẻ. Nếu trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ sẽ không làm bầm như vậy mà chỉ im lặng.
Như vậy, trẻ biết nói sớm có thông minh không vẫn chưa thể đánh giá ngay được vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, đây vẫn là tín hiệu đáng mừng. Nếu ba mẹ có hướng dạy con khoa học và đúng cách, trẻ sẽ nhanh chóng thông minh và phát triển toàn diện.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!