Trẻ biếng ăn hay ngậm khiến mẹ đau đầu, làm sao để cải thiện tình trạng này?

Có nhiều lý do trẻ biếng ăn hay ngậm. Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, mẹ cần áp dụng nguyên tắc kỷ luật bàn ăn và nhất quán trong việc cho bé ăn, đồng thời tạo hứng thú với đồ ăn cho bé để mỗi bữa cơm không còn "chan đầy nước mắt".

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ biếng ăn hay ngậm, tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ hình thành thói quen ăn uống không tốt. Mẹ nên cải thiện ngay cho bé bằng nhiều cách như đặt ra quy tắc bàn ăn, giãn cữ bữa ăn cho trẻ…

Nội dung bài viết:

  • Vì sao trẻ lười ăn hay ngậm?
  • Cách xử lý khi trẻ biếng ăn hay ngậm

Vì sao trẻ biếng ăn hay ngậm?

Khi con bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm, nhiều mẹ lúc đầu hào hứng bao nhiêu thì sau đó càng thấy lo lắng bấy nhiêu. Một trong những nguyên nhân chính là dường như trẻ không có vẻ hứng thú với việc ăn uống. Càng cố đút cho trẻ, trẻ càng không chịu ăn hoặc ngậm rất lâu mới chịu nuốt.

Bạn có thể chưa biết:

5 siro cho trẻ biếng ăn giúp cải thiện tiêu hoá, cho mẹ nuôi con nhàn tênh

Trẻ biếng ăn phải làm sao? Cha mẹ nên làm gì khi trẻ kén ăn?

 

Khi tình trạng này kéo dài, các mẹ sẽ trở nên căng thẳng bởi nỗi lo con không lớn được, con bé hơn “con nhà người ta”, con chậm phát triển…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài vấn đề về bệnh lý thì phần lớn con biếng ăn hay ngậm là do 2 nguyên nhân chính:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Biếng ăn tâm lý, có thể giờ ăn quá dày đặc, mẹ chế biến món ăn chưa hợp sở thích của con, phương pháp cho bé ăn chưa phù hợp… dẫn đến bé không thích ăn hoặc sợ ăn
  • Trẻ biếng ăn sinh lý, trong những năm đầu đời, bé có một số giai đoạn biếng ăn sinh lý và điều đó thường xảy ra khi bé chuyển sang một mốc phát triển mới, học hỏi một kỹ năng mới. Bé thường có triệu chứng lười bú, lười ăn khi ở giai đoạn tập lật, tập bò, tập đi, mọc răng…

1 số nguyên nhân khác

  • Sức khỏe của bé không tốt, con đang khó chịu trong người, khó nuốt, đau miệng, có bệnh lý về đường tiêu hóa nên việc ăn uống không còn là sở thích, con mệt mỏi và không muốn ăn
  • Mẹ chế biến thức ăn không phù hợp với sở thích và hàm răng của bé khiến bé lười nuốt
  • Bé được cho ăn đồ ăn xay nhuyễn quá lâu nên lười nhai. Men tiêu hóa không được kích thích đủ làm bé chán ăn hay ngậm thức ăn
  • Trẻ không thích đồ ăn được ba mẹ chuẩn bị
  • Trẻ đã ăn được lửng dạ nên bắt đầu lười nhai và ngậm thức ăn. Bé đã chán mà mẹ vẫn cố gắng ép con ăn làm bé thêm sợ ăn, chán ăn và càng biếng ăn hơn.

Khi trẻ đã một lần ngậm thức ăn và trở thành thói quen thì sẽ rất khó sửa. Đặc biệt là khi bé ngậm lâu, thức ăn trong miệng chuyển hoá thành đường có vị ngọt khiến bé càng thích ngậm. Hơn nữa việc thức ăn chuyển hoá thành đường dễ tạo cảm giác no ảo, khiến bé không còn muốn ăn, không thấy ngon miệng, nên bé lại càng ngậm.

Vậy làm thế nào để cải thiện được tình trạng này? Mẹ hãy cùng tham khảo một số bí kíp dưới đây.

Trẻ biếng ăn hay ngậm, có cách nào để con hết ngậm và ăn tốt hơn?

1. Giúp bé tập trung vào bữa ăn

Thay vì ép bé ăn, hãy khuyến khích bé thèm ăn. Muốn vậy thì bạn phải hướng sự chú ý và tập trung của bé vào chính bữa ăn. Điều này thật dễ hiểu, khi bé vừa ăn vừa chơi hoặc xem tivi, bé bị phân tán tư tưởng và không nhận thức được ăn là việc cần làm của bé, bé sẽ sinh thói nhõng nhẽo và lệ thuộc vào những trò vui.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Bác sĩ giải đáp lý do bé biếng ăn chậm tăng cân và giải pháp hoàn hảo cho mẹ

Biếng ăn tâm lý ở trẻ có nguy hiểm không? Bố mẹ cần phải làm gì?

Việc bé há miệng một cách thụ động và thiếu tập trung cũng khiến bé không tiết được dịch vị cần thiết giúp ăn uống ngon miệng. Ngược lại, khi bé thấy bữa ăn của bé hấp dẫn, bé sẽ dồn hết tâm trí vào đó, não bé điều khiển các giác quan hoạt động: mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, tay sờ, lưỡi nếm; bộ máy tiêu hóa của bé cũng tiết ra chất men cần thiết giúp bé dễ tiêu, ăn uống ngon miệng hơn.

Vì lý do này mà các mẹ hãy cố gắng không để bữa ăn của con bị phụ thuộc vào các loại đồ chơi “dụ khị” con ăn như ipad, ti vi, điện thoại…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Giãn cữ bữa ăn cho trẻ

Đây là một trong những cách phổ biến nhất mà các chuyên gia nhi khoa thường đưa ra lời khuyên cho các mẹ. Nếu bé không ốm đau bệnh tật, đơn giản là mẹ chỉ cần rà soát lại các bữa ăn trong ngày của bé xem bé ăn bao nhiêu bữa một ngày, khoảng thời gian giữa các bữa ăn, … Sau đó mẹ hãy điều chỉnh lại, kéo dài thời gian ra để bé có “cơ hội” được đói. Khi thực sự đói trẻ sẽ hứng thú và hào hứng hơn với bữa ăn.

3. Thống nhất với bé, bữa ăn chỉ nên kéo dài không quá 30 phút

Cách trị trẻ biếng ăn hay ngậm là mỗi bữa ăn chỉ kéo dài tối đa 30 phút. Nếu bé ngậm và không ăn được nhiều, mẹ cũng nên cho bé dừng ăn khi hết giờ ăn. Bé cần hiểu rằng bé chỉ có từng đấy thời gian để ăn, nếu không ăn thì sẽ đói cho đến khi được ăn bữa tiếp theo. Thời gian đầu có thể bé sẽ ăn được rất ít, nhưng nếu mẹ kiên trì giữ vững nguyên tắc 30 phút, dần dần bé sẽ ăn được nhiều hơn.

4. Để bé chủ động tự xúc ăn giúp cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn hay ngậm

Khi trẻ bước sang tháng thứ 8-9 trở đi, nhu cầu được ăn theo ý mình sẽ khiến trẻ cảm thấy tự chủ, hứng thú và vui vẻ hơn. Đây là điều bé có thể phát huy tối đa khi theo phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning.

Nếu bình thường mẹ đút bé theo cách truyền thống thì nay có thể tập cho bé bằng cách cầm thìa chuyển động trước mắt bé để bé quan sát rồi mới đút, và từng bước tập cho bé tự xúc cho dù bé có làm đổ nhoe nhoét (cứ sắm cho bé cái yếm nhựa, dùng xong đem rửa lại).

5. Đổi cách ăn và phương pháp chế biến món ăn cho bé

Nếu đã làm đủ mọi cách mà bé vẫn phun, vẫn ngậm, vẫn mím miệng không ăn, thì hãy thử đổi phương pháp ăn dặm. Thêm vào đó, mẹ có thể tìm cách thay đổi thực đơn mỗi ngày cho bé với nhiều loại thực phẩm, nhiều cách chế biến khác nhau. Bữa ăn càng hấp dẫn ngon miệng thì khả năng bé thích ăn, thích nuốt càng cao.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương