Trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt có thể do nhiều nguyên nhân. Tùy từng nguyên nhân mà ba mẹ có cách xử lý và chăm sóc trẻ khác nhau. Mời các mẹ đọc thêm những nội dung sau để biết thêm chi tiết:
- Nguyên nhân khiến bé bị dị ứng nổi mẩn khắp người
- Cách chăm sóc và điều trị khi trẻ bị dị ứng, nổi mẩn đỏ
Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt
1. Viêm da tiếp xúc
Đây là tình trạng kích ứng da phổ biến có các triệu chứng thường gặp như: da khô, nổi mẩn đỏ, bỏng rộp, ngứa ngáy, khó chịu. Tùy vào chất kích ứng, bé có thể cảm thấy ngứa rát dữ dội, các nốt mẩn đỏ phồng rộp… Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị mẩn đỏ khắp người do:
- Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
- Chất liệu quần áo từ vải len, sợi tổng hợp chà xát khiến da của trẻ bị kích ứng.
- Bụi bẩn và lông thú bám vào da.
- Các sản phẩm xà phòng, sản phẩm tắm gội có chứa thành phần gây kích ứng với làn da nhạy cảm của bé.
- Quần áo, chăn màn, đồ dùng cá nhân của bé được giặt bằng sản phẩm có chứa chất tẩy rửa mạnh.
Bạn có thể chưa biết:
Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt có phải dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm?
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ – Mẹ nên làm gì để giúp con?
2. Viêm da dị ứng
Tình trạng bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người còn do viêm da dị ứng. Bệnh lý này khiến bé bị nổi mẩn đỏ, khô da, kèm theo sưng nhẹ và ngứa. Ngoài yếu tố di truyền thì viêm da dị ứng còn xảy ra do những yếu tố như sau:
- Phấn hoa, bụi bẩn, khói thuốc.
- Tiếp xúc với mỹ phẩm, xà phòng.
- Thời tiết trở lạnh, độ ẩm xuống thấp, dị ứng thời tiết.
Bé bị mẩn đỏ có thể là triệu chứng của viêm da
3. Viêm da cơ địa
Tình trạng viêm da cơ địa sẽ khiến da nổi các nốt sần, mụn nước, phù nề, đóng vảy. Da trẻ cũng có các vết nứt đau, giống phát ban nhưng không sốt. Nguyên nhân khiến trẻ mắc phải bệnh lý này do: di truyền, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, các yếu tố bên ngoài…
4. Bệnh chàm
Bé bị bệnh chàm thường có da khô, dày, nổi vảy, ngứa và xuất hiện những nốt mẩn đỏ li ti. Nguyên nhân khiến bé bị chàm do tiếp xúc với hóa chất kích ứng, chất liệu quần áo, thay đổi thời tiết.
5. Nổi mề đay mẩn ngứa
Mề đay, mẩn ngứa cũng khiến trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người. Tình trạng này sẽ khiến da bé nổi những nốt sẩn hồng, rất ngứa và nhanh hết sau 24 giờ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh lý này do dị ứng thực phẩm, ánh nắng, sử dụng thuốc, bị côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn, virus, tiếp xúc hóa chất…
Bạn có thể chưa biết:
Bác sĩ gợi ý biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt giúp con khỏe, mẹ vui
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng: Con bị bệnh gì và cách điều trị nào là tốt nhất?
Cách chăm sóc và điều trị khi trẻ bị dị ứng, nổi mẩn đỏ khắp người
Theo những nguyên nhân như đã đề cập, tình trạng trẻ bị dị ứng nổi mề đay khắp người chủ yếu do tác nhân kích ứng và yếu tố môi trường. Do đó, để điều trị tình trạng này, mẹ có thể thực hiện những điều như sau:
Chú ý giữ vệ sinh da cho trẻ
Mẹ cần thường xuyên vệ sinh cho bé để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn bám trên da. Cụ thể, mẹ hãy tắm cho bé bằng nước ấm mỗi ngày và lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm sạch.
Mẹ cần vệ sinh và mặc quần áo thoáng mát cho bé
Cho bé uống nhiều nước
Việc cho bé uống nhiều nước sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng khô da. Đồng thời hỗ trợ giảm các triệu chứng kích ứng, khó chịu.
Dưỡng ẩm da cho bé
Khi tình trạng dị ứng, mẩn đỏ do các bệnh lý thông thường, bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm cho da. Mẹ có thể thoa 2 lần, sáng và tối cho bé để giảm cảm giác ngứa tạm thời.
Hạn chế không để bé gãi ngứa
Tình trạng dị ứng, nổi mẩn khiến trẻ ngứa và muốn gãy. Tuy nhiên mẹ cần hạn chế điều này bằng cách cắt ngắn móng tay của bé hoặc băng lại những vùng da bị ảnh hưởng. Điều này nhằm tránh trầy xước khiến bệnh càng nặng thêm.
Đưa bé đến thăm khám, điều trị tại cơ sở y tế
Nếu việc chăm sóc, điều trị tại nhà không thuyên giảm sau 2 – 3 ngày thì bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Sau đó, mẹ cần cho bé uống thuốc và chăm sóc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Đưa bé đến thăm khám ở trạm y tế
Thay lời kết
Làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vốn rất nhạy cảm và dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Do đó khi chăm sóc bé ba mẹ nên hết sức cẩn thận và chú ý quan sát từng biểu hiện khác thường của trẻ. Có những bé cơ địa nhạy cảm dễ dị ứng hơn thì càng cần cẩn thận hơn khi chăm sóc.
Khi vệ sinh cho bé hàng ngày, ba mẹ nên chọn những sản phẩm dịu nhẹ, an toàn dành cho trẻ sơ sinh, đồng thời chú ý vệ sinh giường đệm, chăn gối của bé sạch sẽ và đảm bảo thường xuyên vệ sinh khu vực sinh hoạt của bé, nhằm ngăn ngừa những tác nhân gây hại có thể ảnh hưởng đến làn da trẻ. Khi đã chăm sóc trẻ đúng cách nhưng tình trạng làn da không được cải thiện thì tốt nhất là nên đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ có chuyên môn thăm khám.
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn những nguyên nhân và cách chăm sóc điều trị khi trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt. Hy vọng những thông tin tham khảo này sẽ giúp ích cho mẹ rất nhiều trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ! Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo trên website để cập nhật cho mình nhiều thông tin hữu ích nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!