Khi trẻ 6 tuổi khó ngủ về đêm thì rất có thể con đang gặp phải vấn đề về thói quen sinh hoạt, tâm lý hoặc sức khỏe. Ba mẹ nên thử 3 cách sau để cải thiện giấc ngủ cho trẻ.
Cơ cấu giấc ngủ của trẻ khi lên 6
Đối với trẻ em, đặc biệt là với các bé đang trong độ tuổi mầm non, tiền học đường, giấc ngủ sẽ giúp cơ thể tiết ra các hoóc môn tăng trưởng, giúp trẻ phát triển tốt về thể trạng và trí tuệ.
Trẻ 6 tuổi cần ngủ 7 – 12 tiếng mỗi ngày. Ở giai đoạn này, trẻ đã có những hoạt động ở trường, xã hội và gia đình, nên trẻ có thể bỏ ngủ trưa và đi ngủ sớm vào buổi tối.
Thời điểm ngủ lý tưởng cho trẻ là giấc tối nên bắt đầu lúc 9 giờ tối và ba mẹ cần đánh thức con dậy trước 8 giờ sáng. Số giờ ngủ ban đêm của trẻ nên đảm bảo đủ 8-10 tiếng/ngày.
Biểu hiện nào cho thấy con khó ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ
Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Stanford, tình trạng rối loạn giấc ngủ ở mức độ thường hoặc nghiêm trọng có thể được xác định dựa trên một trong những tiêu chuẩn sau:
– Trẻ phải mất ít nhất 45 phút mới ngủ được trong ít nhất 3 đêm/tuần.
– Con thức dậy ít nhất một lần trong đêm, mỗi lần ít nhất 30 phút trong ít nhất 3 đêm/tuần.
– Trẻ thức dậy ít nhất 3 lần trong một đêm, ít nhất 3 đêm/tuần.
Đối với trẻ em trong độ tuổi lên 6 thì ba kiểu ngủ nói trên chính là dấu hiệu rõ ràng của việc con đang gặp vấn đề với giấc ngủ.
Những lý do thường gây ra tình trạng trẻ 6 tuổi khó ngủ về đêm
Các vấn đề về giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ thường không phát triển nếu trước đó con đã có một thói quen ngủ tốt.
Nguyên nhân chính gây ra rối loạn giấc ngủ hoặc tình trạng trẻ 6 tuổi khó ngủ về đêm là do các hoạt động quy củ khi trẻ phải đến trường. Thiếu ngủ và hoạt động nhiều cũng sẽ khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ nhiều hơn.
Khi trẻ khó ngủ, ba mẹ cũng cần xem lại thời gian ngủ một ngày của bé xem liệu bé có ngủ trưa quá nhiều hay không. Trẻ 6 tuổi chỉ nên ngủ trưa tầm 1 tiếng và nên kết thúc giấc ngủ trước 3 giờ chiều. Nếu để trẻ ngủ kéo dài thì đến tối con sẽ trằn trọc và khó ngủ.
Vấn đề tâm lý cũng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Liệu trẻ có đang lo lắng về chuyện gì, con phải bắt đầu học tập trong môi trường mới, mối quan hệ của trẻ với bạn bè trên lớp,…
Trẻ bị ho về đêm hoặc con đang khó chịu trong người. Khi trẻ bị bệnh thì việc ngủ ngon giấc cả đêm là điều khó thể có được. Lúc này ba mẹ cần theo dõi kĩ tình hình sức khỏe của trẻ để trợ giúp trẻ khi cần thiết.
Thực phẩm có đường có thể khiến trẻ khó ngủ hơn. Đường là tác nhân gây ra các kích thích đối với não bộ, từ đó khiến trẻ dễ trằn trọc hay thậm chí còn gây ra ác mộng khiến trẻ mệt mỏi khi tỉnh dậy.
Bí quyết giúp trẻ 6 tuổi khó ngủ về đêm được ngon giấc
Đảm bảo lịch sinh hoạt của con được khoa học
Từ 5 tuổi trở đi, trẻ thường có xu hướng thức khuya hơn nếu có các yếu tố kích thích bên ngoài. Mải chơi, xem phim hoạt hình, nói chuyện, … đều khiến trẻ xao lãng tới giấc ngủ đêm dù thực sự trẻ đang rất buồn ngủ.
Ba mẹ nên khuyến khích trẻ đi ngủ sớm từ 9 giờ tối và thức giấc sớm vào sáng hôm sau. Giấc trưa chỉ cần ngủ vừa đủ và không kéo dài. Như vậy, dần dần cơ thể trẻ mới hình thành thói quen ngủ nghỉ đúng giấc. Và một khi đồng hồ sinh học của con đã được cố định thì trẻ cũng chìm vào giấc ngủ một cách nhanh chóng.
Dành 15-30 phút để trẻ thư giãn trước khi đi vào giấc ngủ
Khác với trẻ nhỏ, các bé tuổi mẫu giáo không dề chìm vào giấc ngủ ngay khi lên giường. Các chuyên gia trẻ em Nhật Bản khuyên ba mẹ nên dành một khoảng thời gian tĩnh với trẻ trước khi con chính thức đi ngủ.
Trong lúc này, ba mẹ có thể trò chuyện với trẻ, cùng nghe nhạc êm dịu hoặc đọc sách, truyện cho con. Đây được xem là hoạt động giúp trẻ chuyển từ trạng thái “động” (chơi đùa, chạy nhạy, …) sang trạng thái “tĩnh” (ngủ) mà không khiến trẻ phản kháng.
Không cho trẻ ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ
Các loại bánh kẹo hay sữa có đường đều không phải là đồ ăn thích hợp với trẻ trước giờ đi ngủ. Thay vào đó, ba mẹ nên khuyến khích bé uống nước hoặc sữa ấm không đường trước giờ ngủ khoảng 30 phút- 1 tiếng đồng hồ. Những loại đồ uống này sẽ giúp cơ thể trẻ được thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Nếu trẻ có tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài kèm theo mệt mỏi, sức khỏe giảm sút thì ba mẹ nên đưa con đi khám để có được tư vấn tốt nhất về giấc ngủ cho bé.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!