Trẻ 5 tuổi hay bị nôn: Những nguyên nhân và triệu chứng mẹ đừng bỏ qua

Nếu trẻ 5 tuổi hay bị nôn kéo dài kèm theo những triệu chứng bất thường như ốt cao liên tục trong 24 giờ, kèm theo đó là tình trạng đau đầu, đau quặn bụng, mẹ cần đưa đến bệnh viện ngay để thăm khám và điều trị:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ 5 tuổi hay bị nôn có thể là biểu hiệu hệ tiêu hóa của con đang gặp vấn đề. Hoặc là dấu hiệu của một số loại bệnh. Nếu tình trạng nôn ở trẻ 5 tuổi kéo dài, mẹ cần phải đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Nguyên nhân trẻ 5 tuổi bị nôn
  • Mẹ cần làm gì gì khi trẻ 5 tuổi hay bị nôn
  • Mẹ cần đưa bé đến bác sĩ khi nào?

1. Nguyên nhân trẻ 5 tuổi bị nôn

Bé 5 tuổi bị nôn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là 5 bệnh lý thường gặp:

  • Viêm dạ dày ruột: là tình trạng đường ruột bị nhiễm trùng. Nguồn gây bệnh là các vi khuẩn, virus lây lan qua thức ăn, nguồn nước ô nhiễm vào cơ thể. Khi mắc bệnh, tình trạng nôn mửa và tiêu chảy thường kéo dài vài ngày.
  • Dị ứng thực phẩm: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ 5 tuổi hay bị nôn. Đặc biệt là với những trẻ bị dị ứng đạm sữa. Tình trạng nôn ói thường đi kèm với phát ban đỏ, nổi mề đay; bị sưng mặt, môi lưỡi, miệng hoặc vòm miệng.
  • Các bệnh nhiễm trùng: Khi mắc một trong các bệnh sau như nhiễm trùng đường tiểu, viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cũng khiến trẻ nôn ói.
  • Viêm ruột thừa: Viêm ruột thừa cũng khiến bé 5 tuổi bị nôn mửa, kèm theo triệu chứng đau bụng.
  • Ngộ độc thức ăn: Trẻ nôn khi ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn do bảo quản không tốt.
  • Tắc ruột: Khi thấy các triệu chứng đau bụng đột ngột, nôn mật xanh mật vàng, không đại tiện được,… thì có thể bé bị chứng tắc ruột.

Bạn có thể chưa biết:

Nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục

Trẻ uống thuốc hạ sốt bị nôn có nên cho bé uống lại hay không?

Trẻ nôn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

2. Mẹ cần làm gì gì khi trẻ 5 tuổi hay bị nôn

Khi thấy trẻ bị nôn liên tục và kéo dài, chắc chắn mẹ sẽ rất lo lắng. Nhưng để giúp con nhanh chóng phục hồi sức khỏe mẹ nên lưu những điều sau:

Bù nước cho bé

Trẻ bị nôn nhiều và kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất nước. Vậy nên điều quan trọng nhất mà mẹ cần làm là bù lại lượng nước đã mất cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nước liên tục. Bổ sung thêm dung dịch điện giải để thay thế nước và lượng muối đã mất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ bị nôn dài ngày kèm theo những triệu chứng bất thường cần đưa đến bệnh viện ngay

Những lưu ý khi dùng Oresol bù nước cho trẻ:

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm – Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, khi dùng Oresol, ba mẹ cần chú ý:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Làm theo hướng dẫn ghi trên bao bì, đong bằng các dụng cụ đo chia độ chuẩn.
  • Dung dịch sau khi pha nên uống hết trong vòng 24 giờ, không được bảo quản trong tủ lạnh.
  • Mỗi lần dùng phải hết 1 gói, không chia nhỏ
  • Không được đun sôi dung dịch đã pha
  • Không cho thêm đường, sữa, nước trái cây, nước ngọt…,
  • Không nên mua những loại oresol pha sẵn

Khi trẻ có dấu hiệu như lơ mơ, li bì, mệt mỏi, nôn nhiều, thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Chế độ ăn phù hợp

Hệ tiêu hóa của trẻ đang bị nôn yếu hơn bình thường. Vì thế, mẹ nên chuẩn bị cho con những loại thức ăn dạng lỏng, như vậy sẽ vừa giúp bé dễ tiêu hóa vừa giúp hệ đường ruột không bị quá tải. Cháo loãng, súp rau củ là những món ăn được khuyến khích. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lên thực đơn phù hợp để đảm bảo bữa ăn của trẻ luôn đầy đủ 4 nhóm chất tinh bột, đạm, chất béo rau củ.

Cho trẻ ngủ nhiều hơn

Ngủ nhiều sẽ giúp cơ thể trẻ phục hồi nhanh hơn, đồng thời khi ngủ bé cũng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Trẻ sơ sinh nôn mửa: Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này

Trẻ sơ sinh bị nôn vọt: Bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan!

3. Mẹ cần đưa bé đến bác sĩ khi nào?

Nếu trẻ bị nôn dài ngày kèm theo những triệu chứng bất thường dưới đây mẹ cần đưa đến bệnh viện ngay để thăm khám và điều trị:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Sốt cao liên tục trong 24 giờ, kèm theo đó là tình trạng đau đầu, đau quặn bụng.
  • Nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thực phẩm.
  • Bị mất nước nghiêm trọng biểu hiện là: môi khô, tiểu ít hơn bình thường.
  • Trẻ quấy khóc, khó chịu không ngủ được
  • Dịch nôn có máu hoặc mật
  • Trẻ bị co giật

Mẹ đã biết nguyên nhân trẻ 5 tuổi bị nôn và cách xử lý để con hết khó chịu và giúp chấm dứt tình trạng này. Hãy chú ý đến bé và kịp thời phát hiển những bất thường về sức khỏe của con mẹ nhé.

Nguồn thông tin: Chớ tùy tiện cho con uống nước bù điện giải Oresol – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Vũ Mỵ