Bệnh zona ở trẻ em vốn không thường gặp. Tuy nhiên nếu con yêu chẳng may mắc phải bệnh này, bố mẹ cần đặc biệt cẩn trọng.
Bệnh zona ở trẻ em tương đối hiếm gặp nhưng bố mẹ không nên chủ quan
Nguyên nhân gây bệnh zona ở trẻ em
Bệnh zona (hay còn gọi là zona thần kinh) là một bệnh ngoài da khá phổ biến ở người lớn. Bệnh do virus Varicella zoster gây nên và có khả năng lây nhiễm cao. Đây cũng là thủ phạm gây ra bệnh thủy đậu và có liên quan đến virus herpes. Vì vậy bệnh zona còn có tên khác là herpes zoster hay zona thần kinh.
Bệnh hiếm khi xuất hiện ở trẻ em và các bé tuổi teen vốn có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ngược lại các bé có hệ miễn dịch yếu sẽ là đối tượng dễ mắc căn bệnh này. Đặc biệt các trẻ không được tiêm ngừa Thủy đậu hoặc đã mắc thủy đậu rất dễ mắc phải zona. Trẻ tiếp xúc với người bị thủy đậu hoặc zona cũng có thể bị lây nhiễm.
Trẻ có hệ miễn dịch kém là đối tượng dễ mắc bệnh zona
Đây là một bệnh lý về da và có thể gây biến chứng khó lường, đặc biệt với trẻ nhỏ. Khi phát hiện trẻ có các triệu chứng của bệnh, bố mẹ cần đến gặp bác sĩ để thăm khám. Tuyệt đối không được chủ quan trước căn bệnh này.
Trẻ mắc zona thường có các triệu chứng sau
Xuất hiện mẫn ngứa và mẫn đỏ trên mặt hoặc một vùng da bất kỳ của trẻ. Cảm giác ngứa rát khó chịu không hề thuyên giảm mà tăng dần theo thời gian.
Vùng da bị ngứa xuất hiện các chùm mụn nước. Chúng tập trung thành vệt dài với kích thước đường kính từ 3mm đến 5mm. Mụn rất dễ vỡ nếu trẻ lấy tay gãi hay ấn mạnh vào.
Sốt cao và có vùng da ngứa, đau nhức là các biểu hiện phổ biến của bệnh zona ở trẻ em
Không ít trường hợp các trẻ bị sốt cao từ 38-40 độ khi mắc phải zona. Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể đau nhức toàn thân. Biểu hiện khác của trẻ như lờ đờ, chán ăn và mất ngủ cũng xuất hiện.
Những biến chứng của bệnh zona
Bệnh zona thông thường khỏi trong vòng 2 đến 4 tuần. Bệnh để lại sẹo trên vùng da tổn thương gây mất thẩm mỹ. Nếu sẹo nặng, khó phục hồi sẽ khiến trẻ mất tự tin, ảnh hưởng đến tương lai.
Nếu trẻ mắc zona ở vùng mặt, mắt… bố mẹ cần đặc biệt thận trọng. Đây là khu vực có nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực và thính lực về sau của trẻ.
Trẻ mắc zona thường mệt mỏi, suy kiệt về thể chất. Điều này khiến trẻ có thể mắc phải thêm các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác. Do vậy trẻ cần sớm được điều trị đúng cách từ các cơ sở y tế chuyên khoa.
Các bước điều trị bệnh zona ở trẻ em
Bệnh zona không có thuốc đặc trị. Bệnh thường khỏi sau khi hết vòng đời từ 2 tới 4 tuần của virus. Cách điều trị tốt nhất hiện nay là chăm sóc và giảm các triệu chứng bệnh ở trẻ.
Các bác sĩ có thể kê toa các liều thuốc giảm đau cho trẻ mắc bệnh. Liều dùng khuyến nghị là 1 viên/ngày nếu trẻ quá đau. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng thuốc kháng virus. Điều này giúp hạn chế sự tấn công của bệnh zona tới cơ thể của trẻ. Qua đó giúp quá trình khỏi bệnh nhanh hơn và bệnh nhẹ hơn. Thuốc kháng Histamin có thể được chỉ định nhằm giảm cơn ngứa ở trẻ.
Trẻ bị bệnh zona đa phần được cho điều trị tại nhà. Bố mẹ nên giữ sạch và khô vết thương cho trẻ để tránh lây sang các vùng da khác. Khuyên con không nên ấn, gãi, chà xát khiến vết thương nặng thêm. Cho trẻ mặc quần áo rộng, thoải mái nhằm tránh cọt xát vào vị trí tổn thương. Cho con ăn uống bình thường, bổ sung vitamin, trái cây giúp cơ thể tăng sức đề kháng và nhanh khỏi bệnh.
Những điều bố mẹ KHÔNG NÊN LÀM với trẻ mắc bệnh zona
Tuyệt đối không băng kín vùng da bị tổn thương. Không bôi đắp đậu xanh, thuốc nam, gạo nếp, dung dịch không rõ nguồn gốc lên vết thương. Đây là hành động thiếu cơ sở khoa học có thể gây nên những di chứng và tổn thương nặng nề cho trẻ.
Bố mẹ có thể phòng bệnh zona cho trẻ bằng những cách sau
Trẻ có sức đề kháng tự nhiên tốt sẽ rất khó mắc bệnh zona. Do đó nên cho con ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh và nghỉ ngơi hợp lý. Điều này sẽ giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh và tránh được căn bệnh khó chịu này.
Trẻ được tiêm phòng thủy đậu sẽ giảm rất nhiều nguy cơ mắc bệnh zona
Bệnh zona hiện chưa có vắc-xin phòng ngừa. Tuy nhiên việc tiêm phòng thủy đậu có thể giúp trẻ tăng cường khả năng phòng tránh bệnh zona. Do vậy bố mẹ nên cho trẻ tiêm phòng theo đúng như lịch trình. Đặc biệt chú ý không để trẻ tiếp xúc với người đang mắc thủy đậu hoặc zona.
Xem thêm
Bệnh ghẻ ngứa ở trẻ: Bạn cần phải làm gì?
Điều tất cả các bậc cha mẹ cần biết về bệnh tay chân miệng (HFMD)
Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 2020 theo từng tháng tuổi
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!