Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì? Đây là thời điểm bé thể hiện giọng của mình qua tiếng hét hay giọng cười nắc nẻ. Khi nghe giọng bạn, bé sẽ quay lại và tìm kiếm, nhìn vào mắt bạn và cười rạng rỡ khi đã nhận ra khuôn mặt bạn.
- Chiều cao cân nặng bé 5 tháng tuổi là bao nhiêu rồi?
- Lịch sinh hoạt dành cho bé 5 tháng tuổi ăn ngủ nhanh lớn
- Mẹ cần chăm sóc bữa ăn của bé 5 tháng tuổi
- Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì mẹ có biết không?
- 3 trò chơi, bài tập vận động giúp phát triển các kỹ năng của bé 5 tháng tuổi dành cho mẹ tham khảo
Chiều cao cân nặng bé 5 tháng tuổi là bao nhiêu rồi?
Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì mẹ có biết không?
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO thì cân nặng, chiều cao bình thường của bé 5 tháng tuổi như sau:
– Bé trai nặng từ 6,1 đến 9,2 kg, cao từ 61,9 đến 69,9 cm.
– Bé gái nặng từ 5,5 đến 8,7 kg, cao từ 59,9 đến 68,2 cm.
Lịch sinh hoạt dành cho bé 5 tháng tuổi ăn ngủ nhanh lớn
Khi được 5 tháng tuổi, bé vẫn sẽ thức dậy từ 1-3 lần trong đêm để ăn. Nếu con thức giấc nhiều hơn thì mẹ nên kiểm tra xem con có gặp vấn đề gì với việc ngủ hay có bị ốm không?
Mẹ có thể quan tâm:
Phương pháp dạy con 5 tháng tuổi giúp con phát triển toàn diện
Trẻ 5 tháng tuổi nên ngủ khoảng 3-4 lần một ngày, mỗi lần khoảng 2-2,5 giờ. Cộng thêm 11-12 tiếng vào ban đêm.
Mẹ cần chăm sóc bữa ăn của bé 5 tháng tuổi
Con sẽ vẫn bú sữa mẹ hoặc sữa công thức là chủ yếu. Thời kỳ này, mẹ nên cho con ăn 5 lần một ngày, lượng sữa mỗi lần bú khoảng từ 120ml – 180ml. Mỗi lần cách nhau 4 tiếng.
Cuối tháng thứ 5 đầu tháng thứ 6, mẹ có thể cho bé tập ăn dặm dần. Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm mẹ nên cho ăn ngũ cốc, rau và trái cây.
Một số trẻ có thể đã sẵn sàng ăn dặm vào tháng này
Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì mẹ có biết không?
Đây là thời điểm bé thể hiện giọng của mình, với rất nhiều tiếng hét chói tai, tiếng ríu rít, thỏ thẻ và cười nắc nẻ. Khi nghe giọng bạn, bé sẽ quay lại và tìm kiếm, nhìn vào mắt bạn và cười rạng rỡ khi đã nhận ra khuôn mặt bạn.
Bé tò mò khám phá thế giới xung quanh thông qua hoạt động cầm nắm. Đừng nên để bé tóm được chúng quá dễ dàng. Những thử thách bắt bé phải cố gắng với lấy món đồ ưa thích sẽ khiến bé cố gắng vận động. Và học cách điều khiển cơ thể di chuyển theo ý của mình.
Em bé của bạn đã có thể giữ thẳng lưng và đầu khi bạn nhẹ nhàng đỡ bé ngồi dậy. Một bước phát triển quan trọng nữa ở độ tuổi 5 tháng là biết lật, khi bé có thể lật từ ngửa sang sấp, và ngược lại như một trò chơi vận động thú vị.
Trẻ 5 tháng phát triển như thế nào? Trẻ 5 tháng đã có thể phân biệt tốt hơn các màu sắc khác nhau. Bé không chỉ phân biệt được giữa màu sáng và tối mà còn phân biệt được nhiều màu sắc tinh tế khác.
Trẻ 5 tháng tuổi biết làm những gì? Bé biết cười và dùng âm thanh để giao lưu tình cảm với người khác, biết biểu lộ tình cảm chờ đợi. Biết đưa tay ra để đòi người lớn bế; khi được bế, bé sẽ đưa tay ôm chặt người lớn. Khi bé khóc, nếu có người lớn nói chuyện, bé sẽ nín khóc.
3 trò chơi, bài tập vận động giúp phát triển các kỹ năng của bé 5 tháng tuổi dành cho mẹ tham khảo
Tập cho bé vận động chân tay trong nước
Bé 5 tháng tuổi đã nghịch ngợm hơn rất nhiều. Con tỏ ra quan tâm tới mọi đồ vật có màu sắc hấp dẫn xung quanh. Khi đi tắm, mẹ hãy đặt một quả bóng trong chậu, giữ cho bé lấy chân đạp bóng, để con nằm ngửa đạp chân, nằm sấp vận động. Các bài tập này hổ trợ sự phát triển trẻ 5 tháng tuổi, giúp chân tay con linh hoạt, nhờ đó con lẫy được dễ dàng và nhanh hơn.
Mẹ có thể quan tâm:
Phương pháp dạy bé 5 tháng tuổi cực hiệu quả của người Nhật
Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì
Động tác gập bụng cho bé ngồi
Để bé nằm ngửa, mẹ dùng tay đỡ đầu và lưng bé, kéo con sát về phía người mẹ. Tập đi tập lại nhiều lần trong ngày.
Để con được lật mình thoải mái
Từ những tháng này trở đi, mẹ nên chuẩn bị một tấm thảm (nếu có điều kiện hãy sử dụng thảm có hình con vật và phát ra tiếng kêu) trên một mẳng phẳng rộng rãi. Chú ý đừng để bé trên giường cao vì nếu con đã biết lật thành thạo sẽ rất nguy hiểm.
Để đồ chơi có tiếng chuông và kích thích bé trườn với lấy đồ chơi. Giữ đồ chơi và di chuyển theo các hướng để con xoay người, di chuyển thân mình càng nhiều càng tốt.
Theo dõi sự phát triển của con qua từng giai đoạn là niềm hạnh phúc của bậc làm cha mẹ. Chính vì thế, bố mẹ không tiếc thời gian tìm hiểu về những khả năng mà con có được theo từng tháng tuổi từ đó có các phương pháp hổ trợ con hoàn thiện các kỹ năng. Tuy nhiên, bố mẹ nên lưu ý, đây chỉ là “hổ trợ” chứ không “thúc ép” con phải nhanh chóng làm được những việc đó, việc làm này có thể gây ảnh hưởng đến xương hay tâm lý của trẻ.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!