Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều mẹ có cần lo lắng không? Tình trạng bé ăn vào nôn ra không hẳn là triệu chứng bình thường. Đối với những trẻ đi mẫu giáo thì mẹ cần theo dõi kỹ trước khi tình trạng của bé nặng hơn nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều sau khi ăn
Nôn trớ là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ 3 tuổi vẫn còn là độ tuổi khá nhỏ nhưng nếu bé hay bị nôn thì mẹ cũng nên để ý. Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn khỏe mạnh và chỉ nôn một lượng nhỏ thức ăn thì có thể là do trẻ đã ăn quá nhiều khiến dạ dày không thể tiêu hóa hết.
Ngoài ra, trẻ 3 tuổi bị nôn còn có thể là do một số nguyên nhân bệnh lý như:
- Viêm dạ dày ruột do virus (nguyên nhân phổ biến nhất)
- Ngộ độc thức ăn (dothức ăn bị nhiễm khuẩn do bảo quản không tốt)
- Viêm dạ dày ruột do vi khuẩn (thường không quá nặng)
- Ho, cảm, nhiễm trùng đường hô hấp (trẻ thường bị nôn sau cơn ho nặng)
- Viêm tai, viêm ruột thừa…
Làm gì khi trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều?
Theo dõi mất nước ở trẻ
Mất nước là một vấn đề nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ, khi trẻ bị nôn trớ kèm theo mất nước, có nghĩa là bé bị mất nước và cả những chất dinh dưỡng có trong thức ăn đã bị đào thải ra bên ngoài.
Theo dõi tình trạng mệt mỏi hoặc quấy khóc, khô miệng, ít nước mắt khi khóc, da lạnh, mắt lõm, không đi tiểu thường xuyên như bình thường, và nước tiểu không nhiều hoặc sẫm màu.
Nếu trẻ nôn liên tục, đừng ép trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì
- Sau khi bụng của trẻ đã bình thường trở lại (30 phút không nôn trớ), hãy cho bé uống từ từ một vài ngụm nước lọc hoặc nước canh. Chỉ uống 1 thìa cafe (5 ml) mỗi 10 phút và liên tục trong 1 giờ. Nếu trẻ dung nạp tốt và nôn trớ không xuất hiện, tăng liều lượng lên 2 thìa cafe mỗi 5 phút.
- Nếu trẻ nôn trớ trở lại, lặp lại quá trình cho đến khi nôn trớ khỏi hoàn toàn.
- Khi trẻ bị nôn trớ, tốt nhất không cho bé uống nước ép hoa quả – trái cây. Chúng có thể làm cho tình trạng nôn trớ chở nên nghiêm trọng hơn. Tuyệt đối không cho trẻ uống nước có ga.
Chế độ ăn lỏng và chia nhỏ các bữa ăn
Sau vài giờ kể từ lần nôn cuối của bé, bạn có thể bắt đầu một chế độ ăn lỏng chỉ với nước, nước điện giả. Chúng dễ tiêu hơn, nhưng cũng cung cấp chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho bé. Hãy nghĩ đến nước hầm, nước ép việt quất, nước ép táo…
Chăm sóc trẻ sau khi ăn xong
Bạn nên để con ngồi yên, không để bé chạy nhảy, chơi đùa sau khi ăn ít nhất 20 phút. Sau 14-24 tiếng, nếu nhận thấy bé không còn nôn ói nữa, mẹ có thể cho con ăn theo chế độ ăn bình thường.
Thuốc
Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều sẽ thường tự hết sau một thời gian ngắn. Mẹ không nên tự mua các loại thuốc chống nôn không kê đơn. Những thuốc này sẽ không giúp ích gì nếu con bị nôn do vi-rút. Chất lỏng mới là chìa khóa thay vì thuốc. Tuy nhiên, nếu bé bị nôn nặng thì bạn nên đưa bé tới khám bác sĩ.
Không nên cho trẻ dùng thuốc chống nôn ói nếu không có sự cho phép của bác sĩ. Nếu bé trên 2 tuổi, mẹ có thể pha nước gừng ấm và cho con uống từng chút một. Gừng có tác dụng lên dạ dày, đường ruột và giảm triệu chứng buồn nôn.
Cho trẻ ăn như thế nào sau khi nôn trớ ?
Sau khi các dấu hiệu nôn trớ có triệu chứng thuyên giảmm, hoặc ngưng hoàn toàn và trẻ có dấu hiệu thèm ăn trở lại, đó là lúc bạn bắt đầu cho bé ăn bình thường.
Hãy bắt đầu với những thực phẩm lành mạnh dễ tiêu hóa nhưng vẫn đủ dinh dưỡng. Bao gồm cháo, thịt nạc, sữa chua, rau củ quả, tránh những thực phẩm bao gồm nhiều chất béo như thịt mỡ, dầu ăn.
Đồng thời, tránh các loại thực phẩm có mùi vị lạ (bé ăn không quen hoặc ăn lần đầu ăn) và các loại thực phẩm có mùi vị dễ gây kích thích như cá, cua, tôm… các loại thủy hải sản.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!