Tranh vẽ của trẻ – Hãy nhìn kỹ bức tranh con vẽ…có thể nó ẩn chứa một thông điệp quan trọng đấy ba mẹ!
Trẻ nhỏ thường thích vẽ. Từ những nét vẽ nguệch ngoạc đến hình người gầy như cái que, những khuôn mặt vui vẻ, hay những bức vẽ phức tạp hơn.
Bạn cho rằng những bức vẽ này chẳng có nghĩa gì cả. Xét cho cùng, bạn nghĩ ngôi nhà rõ ràng chỉ là một ngôi nhà và quái vật thì chẳng là gì ngoài một vật thể đáng sợ mà trẻ tự nghĩ ra, đúng không?
Nhưng các ông bố bà mẹ thân mến, con trẻ có thể đang cố gắng nói với bạn điều gì đó thông qua những hình ảnh mà chúng vẽ. Hi vọng với những thông tin hữu ích từ bài viết này, bạn sẽ khám phá ra ý nghĩa của các bức vẽ, và nhờ vậy tìm ra những điều đang ẩn chứa sau đó.
Trước tiên, chúng ta cần hiểu …
Các giai đoạn hình thành khả năng vẽ của trẻ
Bạn biết không, có 3 giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển khả năng vẽ của một đứa trẻ.
Một nét vẽ nguệch ngoạc có thể chỉ là một nét vẽ đơn thuần, không thể hiện điều gì ở một đứa trẻ. Nhưng điều này có thể thay đổi khi chúng lớn lên, khi những dấu hiệu trở nên rõ ràng và thực tế hơn.
1. Vẽ nguệch ngoạc (từ 2-4 tuổi)
Tranh vẽ của trẻ
Không có “chủ nghĩa hiện thực” trong các bức vẽ ở giai đoạn này – hay một cái gì đó trong thế giới thực mà một đứa trẻ muốn vẽ ra – chủ yếu chỉ là những nét đánh dấu lên một trang giấy.
Không ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, những nét vẽ của trẻ không chỉ là thuận mắt – trẻ vẽ và truyền tải những gì được gọi là “chủ nghĩa hiện thực ngẫu nhiên” vào bức tranh của chúng.
Nghĩa là khi đặt bút vẽ, trẻ không hề có ý tưởng rằng mình sẽ vẽ gì; rồi sau khi vẽ xong mới liên tưởng xem hình vẽ của mình giống cái gì.
2. Giai đoạn Tiền hệ thống (từ 4-7 tuổi)
Giai đoạn này là lúc trẻ bắt đầu liên kết các chi tiết của bức tranh với thế giới thực mà chúng muốn thể hiện. Chúng cố gắng vẽ ra những gì chúng thấy: những thứ đơn giản quen thuộc hàng ngày như khuôn mặt, xe hơi, hình dán, nhà cửa, mặt trời và cây cối.
Tuy nhiên, giai đoạn này trẻ vẫn chưa thể hiện được một số chi tiết thực tế. Sẽ vẫn có một vài nét còn thiếu như: ngón tay, đồng tử hay môi
Nghiên cứu thực hiện bởi Luquet về sự tiến bộ trong khả năng vẽ của trẻ chỉ ra rằng: “Mối liên hệ giữa các yếu tố khác nhau rất quan trong khi vẽ”.
Trẻ em ở giai đoạn này thường gặp rắc rối trong việc “tổ chức, sắp xếp và định hướng cho bức tranh. Nên nếu bạn có chợt thấy con mình vẽ một khuôn mặt mà miệng có ở cao hơn mắt thì cũng đừng ngạc nhiên nhé.
Ở giai đoạn này, “chủ nghĩa hiện thực tinh thần” đang phát triển.
3. Giai đoạn Hệ thống (7 tuổi trở lên)
Đến thời điểm này, nhiều chi tiết trong bứcvẽ đã được thể hiện rõ ràng. Nó có chiều sâu và nhận thức không gian, còn gọi là “chủ nghĩa hiện thực hữu hình”. Trẻ sẽ vẽ những bức tranh thực tế nhất có thể, những bức tranh thể hiện quan điểm và cá tính nhất định.
Trẻ có thể kể một câu chuyện từ một bức tranh như thế này
Từ ngữ và ký hiệu có thể được thêm vào để cung cấp thêm ngữ cảnh và ý nghĩa cho các bức vẽ.
Ví dụ như trẻ vẽ biển và có thể thêm các yếu tố như cá, vỏ sò, cát và các hình ảnh có liên quan khác để phù hợp với ‘ý nghĩ’ của chúng về những gì sẽ có trên biển. Chúng cũng sẽ khéo léo dùng các ký hiệu như hình chữ “V” thay cho những con chim.
Một bức vẽ có thể có hoặc không có nghĩa – có thể nó chỉ đơn giản là một bức tranh thông thường. Nhưng giải nghĩa được bức vẽ ấy lại giúp ta khám phá ra những gì trẻ đang suy nghĩ và cảm nhận. | Ảnh: Screengrab từ HireRush
Hiểu được những nét vẽ của trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển rất hữu ích cho cha mẹ. Chậm nhưng chắc, khi trẻ lớn lên, bạn sẽ lý giải được ý nghĩa của chúng.
Ý nghĩa phổ biến trong các bức họa của trẻ:
1. Tranh vẽ người que
Kiểu vẽ này không bao giờ là lỗi thời, ngay cả đối với người lớn. Nhưng cách các nhân vật được thể hiện có thể nói lên nhiều điều.Trẻ thường vẽ các thành viên gia đình theo một thứ tự cụ thể – chúng thường vẽ mình bên cạnh một thành viên trong gia đình mà chúng cảm thấy gần gũi nhất.
- Nhiều biểu cảm trên khuôn mặt khác nhau được áp dụng cho các thành viên khác nhau trong gia đình cho thấy cách trẻ cảm nhận như thế nào về họ và cho thấy tính cách của những thành viên đó.
- Kích thước của từng nhân vật mà trẻ vẽ cũng điểm chỉ về tầm quan trọng của họ đối với trẻ.
2. Vẽ vô cùng chi tiết
- Càng nhiều chi tiết được đưa vào bức vẽ càng thể hiện khả năng nhận biết rõ ràng về những người xung quanh của trẻ.
Ví dụ, việc trẻ vẽ anh trai mình đang đeo kính hoặc chị gái mình đang mặc váy cho thấy cách trẻ quan sát và phân biệt từng người như thế nào.
- Vị trí của các thành viên trong gia đình trong bức vẽ có thể thể hiện sự gần gũi. Các thành viên hạnh phúc sẽ được nhóm lại với nhau.
3. Bức vẽ trẻ đang đào hố hoặc lấp hố
- Điều đó có thể liên quan đến kỷ niệm đau buồn về cái chết của một người thân.
- Nếu chỉ một mình đứa trẻ xuất hiện trong bức tranh, chứng tỏ trẻ đang cảm thấy rất cô đơn.
- Cách các thành viên gia đình được vẽ quanh miệng hố tiết lộ người mà trẻ cảm thấy gần gũi nhất hoặc cách gia đình vượt qua sự mất mát.
4. Quái vật
Theo Tiến sĩ tâm lý học Christopher Hastings, quái vật được biết đến như là đại diện cho “thế lực mạnh mẽ”.
- Một đứa trẻ vẽ tranh quái vật: có thể là trẻ khao khát được coi là mạnh mẽ – đây là điều đáng lo ngại.
- Nếu trẻ được yêu cầu vẽ một con người nhưng trẻ lại vẽ một con quái vật, thể hiện quan điểm tiêu cực có thể hình thành sau khi trẻ bị đe dọa.
- Nhưng nếu chỉ là vẽ cho vui, thì đơn giản trẻ muốn xuất hiện mạnh mẽ hơn.
5. Ánh nắng
Những hình ảnh đầy nắng này có thể thể hiện sự hài lòng và tích cực với mọi thứ. Điều đó biểu lộ ở các chi tiết trong bức tranh.
- Nếu một phần mặt trời được vẽ ở góc trên của bức họa có thể cho thấy dấu hiệu của sự lo lắng liên quan đến quyền lực.
- Nếu mặt trời bị che lấp bởi những đám mây, điều đó cho thấy dấu hiệu trầm cảm, và thậm chí có thể là cảm giác vô vọng.
6. Lạm dụng màu sắc
Màu sắc trong tranh cho chúng ta biết rất nhiều về tâm trạng của trẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng một màu sắc nào đó có thể không liên quan đến ý nghĩa thực tế của màu đó. Ví dụ, chúng ta sẽ nghĩ màu đỏ là giận dữ. Nhưng có thể đó chỉ là sở thích cá nhân của trẻ.
Các ông bố bà mẹ thân mến, hãy để ý nhiều hơn nếu bạn nhìn thấy con bạn vẽ một bức tranh đơn sắc, đặc biệt là màu xám. Điều này có thể cho thấy nguy cơ trẻ bị mù màu, gặp trở ngại về thần kinh hoặc các vấn đề tâm lý khác.
7. Nhà cửa
- Việc trẻ vẽ quá nhiều hoặc không vẽ cửa sổ có thể phản ánhsự cởi mở của trẻ khi giao tiếp với người khác; nhưng “cũng có thể là trẻ muốn người khác ” nhìn thấy “những gì đang diễn ra trong nhà”.
- Các chi tiết bình thường xuất hiện trong một ngôi nhà điển hình, chẳng hạn như cửa ra vào, cửa sổ và lối đi nói lên cái nhìn tích cực về gia đình của trẻ.
Trên đây chỉ là một số dấu hiệu phổ biến mà bạn có thể đã bỏ qua ở những bức tranh của con mình.
Không phải tất cả đều đáng lo ngại! Đối với những trẻ thích vẽ cầu vồng thì lại là tin tốt lành! Cầu vồng là một thông điệp thể hiện cái nhìn tích cực về cuộc sống!
Để khám phá ý nghĩa trong từng bức vẽ của trẻ
Bạn đừng bao giờ chỉ nhìn vào bức họa mà phán đoán cảm xúc của con mình. Luôn hỏi han trẻ hoặc yêu cầu trẻ nói chuyện cùng bạn.
Tuy nhiên, có một số cảm xúc mà các nhà nghiên cứu như Koppitz (1968, 1984) đã phát hiện qua các bức vẽ ở trẻ em. Ông miêu tả những dấu hiệu khác nhau này như sau:
- Bốc đồng: nhân vật có kích thước lớn, trong suốt, các bộ phận kết hợp kém và các chi bất đối xứng, không có cổ.
- Lo lắng: Đánh bóng khuôn mặt, cơ thể, tay, chân (hoặc tất cả); nhân vật không có mắt, chân dính vào nhau; đám mây, mưa, chim bay.
- Nhút nhát: Những nhân vật nhỏ với cánh tay ngắn bám vào cơ thể, không có mũi hoặc miệng.
- Nóng nảy: Tay và răng lớn, cánh tay dài, mắt xếch, khỏa thân, để lộ phần nhạy cảm trên cơ thể.
- Bất an: Nhân vật quái dị và nghiêng, đầu nhỏ, tay bị cắt đứt, không có tay, chân hoặc bàn chân.
* Bạn cần lưu ý rằng đây chỉ là những quan sát chung qua các bức vẽ của trẻ, và nó có thể không tiết lộ bất kỳ điều gì về con bạn. Nếu bạn lo lắng về hành vi hoặc sức khỏe của con mình, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nguồn: She Knows, New KidsCenter, Psychohawks, Exploring Your Mind
Theo: https://sg.theasianparent.com/
Các bài viết liên quan:
Con trai vẽ 1 bức tranh lạ, người mẹ 127 kg bỗng thức tỉnh
Ý tưởng hay – Cho bé vẽ tranh Canvas mà không sợ dây bẩn!
TẠI SAO PHẢI HỌC VẼ? – Vì mỗi đứa trẻ đều là nghệ sỹ ….
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!