Trầm cảm sau khi sinh là tình trạng không hiếm gặp ở những người mới làm mẹ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nhận thức điều này từ sớm.
Câu chuyện về người mẹ định nhảy lầu vì trầm cảm sau khi sinh
Cảnh sát đang điều tra tình trạng của người phụ nữ, và lý do tại sao cô ấy có thể trèo ra lan can tầng 40.
Sau 4 giờ chờ đợi căng thẳng, người phụ nữ đau khổ đứng ngoài lan can tầng 40 đã chịu nói chuyện với cảnh sát. Sự việc xảy ra vào chiều thứ Năm ở Hồng Kông.
Trầm cảm sau khi sinh – người mẹ ôm con định nhảy lầu tự tử
Các dịch vụ khẩn cấp đã có mặt tại khu nhà ở Tin Fu Court trên đường Tin Sau, Tin Shui Wai, ngay sau giữa trưa, khi người phụ nữ, với đứa trẻ, được phát hiện đang đứng ngoài cửa sổ tầng cao nhất của tòa nhà Sin Fu.
Khi cảnh sát và nhân viên cứu hỏa đến, người phụ nữ đã rất xúc động và dọa sẽ nhảy xuống.
Các chuyên gia đàm phán của lực lượng cảnh sát đã được gọi đến khi người phụ nữ từ chối quay vào trong nhà.
Lính cứu hỏa đã một chiếc đệm không khí bên dưới tòa nhà, các nhân viên cứu hộ cũng sẵn sàng công tác ứng cứu khi trường hợp xấu nhất xảy ra.
Theo nguồn tin từ cảnh sát, rất may sau 4.30 phút chiều, người phụ nữ và em bé đã quay trở lại căn hộ.
Trường hợp của người phụ nữ này lại gióng lên một hồi chuông báo động về tình trạng tự tử do trầm cảm sau khi sinh.
Trầm cảm sau khi sinh không chỉ xảy ra với những người lần đầu làm mẹ
Các bà mẹ phải đối mặt với những khó khăn ngay sau sinh thường thấy mình không thể xoay sở khi phải đối phó với những thách thức mới.
Họ bị căng thẳng. Khi người phụ nữ đã hành động hết khả năng của mình, sẽ không có chỗ cho những căng thẳng mới. Những khó khăn mới đó sẽ nhấn chìm họ.
Điều này đặc biệt đúng đối với các bà mẹ có con đang gặp một vấn đề nào đó.
Lo lắng về đứa con đang vật lộn ở trường học, chăm sóc một đứa trẻ thiếu tự tin, một cuộc tranh giành tại cửa hàng tạp hóa cũng đủ để đưa một bà mẹ trở lại với chứng trầm cảm.
Tiến sĩ Birndorf cho rằng khi các bà mẹ tìm cách giúp đỡ cho con cái, họ thường bỏ qua vấn đề sức khỏe tinh thần của chính mình.
Cách xác định trầm cảm sau khi sinh
Khó có thể xác định những gì người phụ nữ đang cảm thấy là trầm cảm sau sinh hay chỉ là nỗi lo âu ngày càng lớn khi trở thành cha mẹ.
Đặc biệt là khi họ đang kiệt sức và tranh thủ từng giây phút nghỉ ngơi khi đang nuôi con mọn.
Nhiều phụ nữ trải qua giai đoạn tâm trạng thay đổi bất thường, buồn bã hoặc khó chịu được gọi là “baby blues” sau khi sinh, hầu hết các triệu chứng sẽ dần biến mất sau một vài tuần.
Nếu chúng vẫn tồn tại, hoặc dường như trở nên tồi tệ hơn, thì đã đến lúc nói chuyện với bác sĩ. Dấu hiệu trầm cảm sau khi sinh bao gồm:
- Cảm thấy buồn, vô vọng, trống rỗng hoặc quá tải
- Tâm trạng thay đổi đột ngột
- Khóc nhiều hoặc bật khóc vì lý do không đáng (hoặc không vì lý do gì)
- Ăn không ngon miệng hoặc ăn uống theo cảm tính
- Không hề ngủ khi bé ngủ. Hoặc, ngược lại, không làm gì ngoài việc ngủ
- Thiếu khả năng phản xạ. Có những cơn giận dữ hoặc mất kiểm soát
- Xa lánh bạn bè, gia đình hoặc chính đứa con của mình
- Khó khăn trong việc hình thành tình cảm gắn kết với con
- Lo lắng rằng “khoảnh khắc này sẽ không trở lại lần nữa”
Trong thực tế, lo âu thái quá nếu không được điều trị thường dẫn đến trầm cảm.
Tự chăm sóc bản thân để phòng ngừa trầm cảm sau khi sinh
Dành thời gian để tự chăm sóc bản thân là điều rất quan trọng. Có thể làm bất cứ điều gì giúp bạn tránh xa những căng thẳng và có một chút thời gian dành cho chính mình. Ví dụ như:
- Ngâm mình trong bồn tắm khi em bé đã ngủ, hoặc xem một chương trình truyền hình yêu thích khi mọi người đã đi ngủ
- Ra ngoài ăn tối
- Viết nhật ký
- Tham gia lớp thể dục
- Thiền trong năm phút hoặc sử dụng ứng dụng thiền
- Đi dạo nhẹ nhàng
Tự chăm sóc không nhất thiết phải tốn kém hay tốn thời gian. Các thay đổi nhỏ cũng có thể thực sự hữu ích.
Nhờ giúp đỡ của những người xung quanh
Hãy tiếp nhận sự hỗ trợ từ gia đình hoặc bạn bè. “Hãy nói với mọi người rằng bạn đang gặp khó khăn và quan trọng nhất là hãy cho họ biết họ có thể giúp bạn như thế nào”.
Đưa ra các gợi ý cụ thể sẽ giúp mọi người dễ dàng trợ giúp theo cách bạn thực sự cần. Ví dụ, trông giúp con hay thường xuyên gọi điện hỏi han là một cách giảm căng thẳng cho những người mẹ.
Tham gia các cộng đồng trực tuyến hoặc các nhóm Facebook làm cha mẹ là một cách tuyệt vời để tìm kiếm sự hỗ trợ và kết nối với các phụ huynh khác.
Nhưng hãy đảm bảo rằng các nhóm hoặc trang bạn đang tương tác có thể làm dịu đi những lo lắng của bạn, chứ không phải làm mọi việc thêm phức tạp.
Kết nối trực tiếp với các bà mẹ khác có thể giúp giảm bớt cảm giác cô lập. Chỉ cần trò chuyện với những người hiểu những gì bạn đang trải qua cũng là một việc rất hữu ích.
Khám và điều trị trầm cảm sau khi sinh ở đâu?
Trầm cảm sau sinh nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng. Vì vậy gia đình, người thân cần lưu ý các biểu hiện tâm thần ở phụ nữ sau sinh để kịp thời giúp đỡ họ. Bản thân chị em phụ nữ cần có kiến thức về hội chứng nguy hiểm này để tự bảo vệ mình.
Ngay khi có dấu hiệu mắc trầm cảm cần đưa bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa Tâm thần.
Dưới đây là một số cơ sở điều trị trầm cảm sau sinh uy tín ở Hà Nội:
1. Phòng Khám, Tư vấn & Điều trị ngoại trú – Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia
- Địa chỉ: Tầng 1, nhà T6, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai – Số 78, Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: (84-4) 38693731 máy lẻ 6653.
Chuyên khám và điều trị ngoại trú bệnh nhân có rối loạn tâm thần, tư vấn sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân và gia đình người bệnh.
2. Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
- Địa chỉ: Hòa Bình – Thường Tín – Hà Nội
- Điện thoại: 02433.853.227
Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 là bệnh viện đầu ngành của cả nước về điều trị tâm bệnh, trang thiết bị y tế hiện đại và đồng bộ, với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, có nhiều nghiên cứu, đóng góp cho ngành Tâm thần trong và ngoài nước.
3. Khoa Tâm thần kinh – Bệnh viện Lão khoa Trung ương
- Vị trí: Tầng 3 khu nhà 6 tầng (Nhà B),Bệnh viện Lão khoa Trung Ương
- Điện thoại: 043.5764558, máy lẻ 315
Khoa đảm nhiệm công tác điều trị nội trú, khám chữa bệnh nhân ngoại trú các bệnh lý tâm thần, thần kinh.
4. Khoa Tâm lý và sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Hồng Ngọc
- Địa chỉ: Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Khoa Tâm lý và Sức khỏe tâm thần Bệnh viện Hồng Ngọc kết hợp tư vấn và điều trị các bệnh tâm lý, giải tỏa stress và rối loạn tâm thần cho bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, trong đó có bệnh trầm cảm ở phụ nữ.
5. Phòng khám Số 1 – Bệnh viện Đai học Y Hà Nội
- Địa chỉ: Số 1 – Tôn Thất Tùng – Đống Đa – Hà Nội
- Điện thoại: 024 3574 3456
Phòng khám Số 1 là Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao, do các chuyên gia giỏi của Bệnh viện Đai học Y Hà Nội và các bác sĩ công tác tại các Bệnh viện hàng đầu tại Hà Nội trực tiếp thăm khám và điều trị.
Theo: theAsianparent Singapore
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!