Tiêm vacxin 6 trong 1 khác gì tiêm vacxin 5 trong 1?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiêm vacxin 6 trong1 hay 5 trong 1 đều là những vacxin phối hợp cực kỳ quan trọng. Cả hai đều được chỉ định tiêm phòng khi trẻ được 2 tháng tuổi. Vacxin 6in1 (6 trong 1) và 5in1 (5 trong 1) giúp chống lại một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp ở trẻ. Đặc biệt, chúng được kết hợp phòng nhiều loại bệnh chỉ trong 1 mũi tiêm.

Công dụng của vacxin 6 trong 1 và vacxin 5 trong 1

Mục đích của việc tiêm vắc-xin tổng hợp cho trẻ là để phòng ngừa những bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B. Một số bệnh viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn Hib.

Vào thời điểm vacxin 6 trong 1 và 5 trong 1 chưa ra đời. Tỷ lệ nhiễm bệnh của các bé sau khi sinh ra rất cao. Không chỉ nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng mà còn để lại nhiều di chứng và hậu quả nghiêm trọng. Như tỷ lệ tử vong cao, hay những di chứng về vận động và tâm thần kinh. Từ khi được đưa vào áp dụng, 2 loại vắc-xin trên đã giúp giảm hàng trăm nghìn ca tử vong do nhiễm các bệnh trên.

Nên tiêm vanxin 6 trong 1 hay vacxin 5 trong 1

Hiện tại có 2 loại vắc-xin chính là 5 trong 1 và 6 trong 1 được phân biệt như sau:

  • Vắc-xin 5 trong 1 mới nhất ComBE Five: Phòng ngừa các bệnh kể trên trừ bệnh bại liệt. Do đó khi tiêm cho trẻ loại vắc-xin này, cần cho trẻ uống thêm vắc-xin ngừa bại liệt.
  • Vắc-xin 5 trong 1 Pentaxim: Giúp phòng ngừa các bệnh kể trên trừ bệnh viêm gan siêu vi B. Vì vậy, khi tiêm cho trẻ vắc-xin Pentaxim, cần tiêm thêm vắc-xin viêm gan B.
  • Vắc-xin 6 trong 1 Infanrix Hexa: Giúp trẻ phòng ngừa đầy đủ cả 6 căn bệnh nguy hiểm kể trên.
  • Vắc-xin 6 trong 1 Hexaxim: Cũng giúp trẻ phòng ngừa cả 6 căn bệnh trên.

Tiêm Vacxin 6 trong 1 và 5 trong 1 khác nhau thế nào?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Tất cả trẻ em đều cần được tiêm đầy đủ vắc-xin phòng cả 6 bệnh nguy hiểm. Cụ thể là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib.

Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 loại vắc-xin nhìn chung đã được diễn giải rõ theo tên gọi của nó. Ngoài chủng ngừa cùng lúc 5 loại bệnh quan trọng như vắc-xin 5 trong 1. Vacxin 6 trong 1 còn ngừa thêm được bệnh thứ 6 đó là bệnh bại liệt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Điểm hơn đặc biệt của vắc-xin 6 trong 1 đó là thành phần ho gà trong vắc-xin. Đây là loại vô bào nên an toàn hơn, ít tác dụng phụ hơn loại vắc-xin có thành phần ho gà toàn tế bào. Đồng thời vắc-xin 6 trong 1 giúp giảm số mũi tiêm cần thiết từ 9 mũi xuống còn 3 mũi. Mà vẫn bảo vệ trẻ nhỏ tránh khỏi các loại bệnh có thể chủng ngừa được.

Vacxin 6in1 và 5in1 luôn trong tình trạng “đắt khách” tại hệ thống tiêm chủng VNVC

Dù là chọn loại vắc-xin 5 trong 1 hay là 6 trong 1 thì các bậc phụ huynh vẫn nên theo dõi sát lịch tiêm của trẻ. Để hoàn tất việc tiêm vắc-xin hoàn tất trước khi bé đạt 1 tuổi. Nếu như bé đang tiêm 1 trong 2 loại vắc-xin nhưng ở địa phương hết hoặc chưa kịp cung cấp tiếp tục loại vắc-xin đó. Các bé vẫn có thể tiếp tục tiêm loại khác, việc tim xem kẻ giữa 2 loại vắc-xin sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe mà vẫn giúp bé phòng bệnh được nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiêm vacxin cho trẻ khi nào thì thích hợp?

Tất cả các loại vắc-xin 5 trong 1 và 6 trong 1 đều cần tiêm 03 mũi cơ bản cách nhau tối thiểu 28 ngày. Mũi đầu tiên tiêm khi trẻ được đủ 2 tháng tuổi. Sau đó trẻ cần được cho tiêm mũi thứ 4 nhắc lại lúc 18 tháng tuổi hoặc hơn 6 tháng kể từ khi tiêm mũi thứ 3.

Tuy nhiên, lịch tiêm có thể dao động tùy theo tình hình thực tế. Có thể chậm hơn một chút nếu như trẻ bị ốm, hết vắc-xin,... song cũng không nên để quá muộn. Vì trẻ có nguy cơ mắc bệnh trước khi được tiêm đủ liều.

Khoảng cách 3 mũi tiêm cơ bản cách nhau 28 ngày

Đồng thời, vắc-xin 5 trong 1 và 6 trong 1 cũng không được tiêm sớm quá. Cụ thể là trước khi trẻ đủ 2 tháng tuổi hoặc đi tiêm sớm hơn lịch hẹn của bác sĩ. Vì nếu làm như vậy, vắc-xin sẽ mất tác dụng và phải tiêm lại.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những triệu chứng sau khi tiêm vacxin

Các tác dụng phụ của vắc-xin luôn là nỗi lo vô cùng lớn đối với các bậc phụ huynh khi đưa con em đi tiêm chủng. Một số trường hợp do chủ quan về các triệu chứng bất thường của trẻ dẫn đến các tình huống không mong muốn. 

Trẻ bị sốt

Sau khi tiêm vắc-xin trẻ bị sốt là một phản ứng hết sức bình thường. Tùy vào thể trạng, cơ địa của từng bé mà dấu hiệu sốt không giống nhau. Thông thường, bé sau khi tiêm vắc-xin sẽ có biểu hiện sốt nhẹ từ 37,5 độ C đến 38,5-39 độ C. Nếu tình trạng sốt trên 38,5 độ C mà không có dấu hiệu giảm mặc dù đã cho con uống thuốc hạ sốt và chăm sóc đúng cách hoặc con sốt kéo dài trên 2 ngày thì cha mẹ cần hết sức chú ý.

Trẻ bị sốt sau khi tiêm vacxin là triệu chứng phổ biến

Biểu hiện biếng ăn, quấy khóc

Cùng với đó có thể có biểu hiện quấy khóc, chán ăn, bú kém hơn, tấy đỏ vết tiêm. Các biểu hiện này sẽ tự nhiên mất sau khi tiêm vắc-xin 1-2 ngày.

Để chăm sóc con tốt sau khi tiêm phòng thì các bậc phụ huynh nên tham khảo những bước sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Trẻ ăn dặm nên cho con ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa.
  • Không chườm đắp bất cứ thứ gì đặc biệt là chanh, khoai tây...vào vị trí tiêm
  • Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo thoải mái, rộng rãi.
  • Không nên ủ ấm quá mức, không đắp chăn, đội nón khi trẻ đang sốt.
  • Tăng cường cho con bú mẹ, bổ sung nước nhiều hơn bình thường để bù lại lượng nước đã mất.
  • Dùng khăn ấm lau người cho con (nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1-2 độ C). Lau kỹ ở phần bẹn, nách, bàn tay, bàn chân.
  • Tắm bằng nước ấm cũng là cách giúp con hạ sốt hiệu quả. Cần phải tắm thật nhanh và nhiệt độ nước không thấp hơn nhiệt độ cơ thể quá 2 độ.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

haunguyen