Bí quyết chọn thuốc sắt tốt, dễ uống và an toàn nhất cho bà bầu 3 tháng đầu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thuốc sắt có vai trò quan trọng cho bà bầu 3 tháng đầu, là thành phần không thể thiếu đối với cả mẹ và bé. Mặc dù hàm lượng sắt cần bổ sung mỗi ngày rất nhỏ nhưng lại không thể thiếu, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết bổ sung thuốc sắt thế nào cho đúng và đủ.

Lợi ích của việc bổ sung thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng đầu

Sắt là nguyên tố cần thiết để tạo nên Hemoglobin - thành phần quan trọng trong hồng cầu - có vai trò vận chuyển oxy từ phổi về các cơ quan và vận chuyển CO2 từ các cơ quan về phổi để thải ra ngoài. Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của mẹ tăng 50% so với bình thường nên yêu cầu nguồn bổ sung nguyên liệu tạo máu như sắt cũng tăng lên tương ứng.

Ngoài ra, sắt tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme, giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm khuẩn...

Vai trò của thuốc sắt đối với bà bầu

Thiếu sắt khi mang thai 3 tháng đầu tiên gây hậu quả gì cho bà bầu?

Sắt rất quan trọng với thai nhi, nếu mẹ thiếu sắt trong giai đoạn mang thai 1 - 3 tháng đầu sẽ có nguy cơ bị sảy thai hoặc thai chết lưu. Nếu mẹ thiếu sắt ở những giai đoạn sau, có thể dẫn tới hiện tượng đẻ non, bào thai bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển nhận thức, giảm phát triển trí tuệ ở con sau này. Không chỉ vậy, thiếu sắt khi mang thai sẽ khiến mẹ có nguy cơ bị băng huyết khi sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí có thể dẫn tới tử vong cả mẹ và con.

Những biểu hiện của việc thiếu sắt khi mang thai là: mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, thậm chí ngất xỉu - ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của cả mẹ và thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu thiếu sắt có thể gây ra những hậu quả khôn lường

Việc bổ sung thừa sắt có nguy hiểm không?

Thừa sắt dẫn tới tăng nồng độ sắt tự do và tăng nồng độ huyết sắc trong máu của mẹ, làm cản trở quá trình cung cấp máu từ mẹ sang con, có thể dẫn đến tình trạng sinh non, thai nhi thiếu cân và tăng nguy cơ tử vong cho sản phụ.

Sắt dư thừa được tích lũy trong gan và lá lách, nếu tích lũy kéo dài có thể dẫn tới suy gan, suy giảm chức năng lá lách và hàng loạt các biến chứng khác.

Dấu hiệu của mẹ bầu khi bị thừa sắt: táo bón hoặc tiêu chảy, đi ngoài phân đen, buồn nôn, nôn, đau bụng, mệt mỏi...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bổ sung thuốc sắt khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu thế nào là đúng và đủ?

Bổ sung đúng

  • Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe thai kỳ cụ thể mà bà bầu nên thực hiện bổ sung thuốc sắt cho phù hợp.
  • Cần bổ sung thuốc sắt ở liều lượng vừa đủ theo khuyến cáo.
  • Khi kết quả xét nghiệm cho thấy mẹ thực sự có thiếu máu thiếu sắt (Hb<11g/l và Hematocrid<30ng/dl) thì cần bổ sung thêm sắt liều cao để không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu sinh lý của cơ thể mà còn bù đắp lại phần đã thiếu hụt...

Bổ sung đủ

  • Trong 3 tháng đầu, thai nhi còn rất nhỏ, nhu cầu sắt chỉ tương tự như khi mẹ chưa mang thai, thậm chí còn ít hơn bởi mẹ không bị mất máu do kinh nguyệt
  • Từ 3 tháng trở đi, cùng với sự phát triển của thai nhi thì nhu cầu sắt bắt đầu tăng cao
  • 3 tháng cuối là lúc mẹ cần cung cấp nhiều sắt nhất để đáp ứng nhu cầu tăng cao trong giai đoạn này
  • Mặc dù nhu cầu sắt của bà bầu khác nhau theo từng giai đoạn của thai kỳ, mẹ nên chủ động bổ sung đủ sắt ngay từ những ngày đầu mang thai để tăng dự trữ sắt, đảm bảo cơ thể có đủ sắt ở những tháng cuối của thai kỳ
  • Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Quốc gia, với một thai kỳ bình thường, phụ nữ mang thai Việt Nam chỉ cần bổ sung 30mg sắt nguyên tố/ngày là đủ (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung).

Bổ sung thuốc sắt thế nào là đủ cho bà bầu?

Bà bầu nên uống loại sắt nào?

Nhiều mẹ còn băn khoăn khi dùng thuốc sắt vì không biết thuốc sắt cho mẹ bầu nào tốt nhất hiện nay. Thuốc sắt cho mẹ bầu gồm 2 loại chính:

  • Sắt vô cơ (sắt sulfat)
  • Sắt hữu cơ (sắt fumarate và sắt gluconate).

Các bác sĩ khuyên mẹ dùng sắt hữu cơ vì loại này giúp mẹ dễ hấp thụ và ít gây hiện tượng táo bón thai kỳ.

Trên thị trường, thuốc sắt cho mẹ bầu được bào chế thành 2 dạng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Dạng viên: Dạng viên sắt có ưu điểm là dễ uống, không gây buồn nôn hấp thu kém hơn sắt nước và gây nóng trong nhiều hơn.
  • Dạng nước: chứa trong các ống thủy tinh hoặc ống nhựa. Ưu điểm của dạng này là dễ hấp thu, ít gây táo bón , ít gây nóng nhưng lại khó uống và dễ gây buồn nôn cho mẹ bầu.

Lời khuyên với mẹ bầu có triệu chứng ốm nghén là sắt dạng viên sẽ dễ uống hơn. Còn dạng nước dễ hấp thu nhưng la có tác dụng phụ là cảm giác buồn nôn, khó chịu.

Lựa chọn thuốc sắt cho bà bầu thế nào sao cho dễ uống và hiệu quả?

Một số lưu ý khi uống thuốc sắt

  • Sắt hấp thụ tốt nhất khi mẹ bầu uống lúc đói. Mẹ bầu nên uống sắt sau khi ăn 1 - 2 giờ. Ngoài ra mẹ có thể uống kèm các loại nước giàu vitamin C như cam, chanh...
  • Mẹ bầu không nên uống sắt và canxi hoặc các sản phẩm giàu canxi cùng lúc vì canxi sẽ làm cản trở việc hấp thụ sắt cho mẹ bầu.
  • Khi bổ sung sắt, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và cách bổ sung sao cho đúng để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến các bệnh như tiểu đường thai kỳ, bệnh tim mạch...

Nên bổ sung thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng đầu một cách đều đặn và khoa học theo yêu cầu của bác sĩ. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi