Thực đơn ăn cơm nát cho bé là mối quan tâm hàng đầu của nhiều mẹ bỉm sữa. Làm sao để con được ăn ngon miệng, lại đủ chất dinh dưỡng mà thực đơn đa dạng, không ngán không hề dễ dàng. Mẹ hãy đọc bài viết để biết thêm:
- Khi nào có thể cho trẻ ăn cơm nát?
- Cách nấu cơm nát
- 18 thực đơn cho bé ăn cơm nát ngon miệng
- Những lưu ý mẹ cần nhớ
Khi nào trẻ ăn cơm nát được?
Khi nào có thể áp dụng thực đơn ăn cơm nát cho bé? Theo lý thuyết và các chuyên gia, thời điểm tốt nhất cho con làm quen và ăn cơm nát là từ 11 tháng đến 2 tuổi. Lúc này trẻ đã mọc nhiều răng. Đặc biệt là răng hàm, có kỹ năng nhai nuốt, cắn, nghiền thức ăn tốt.
Bé mấy tháng ăn được cơm nát? Theo tư vấn của Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Từ Anh – Bệnh viện Từ Dũ, mẹ có thể cho bé ăn cơm khi bé có răng hàm để nghiền nát thức ăn. Trước khi có răng thì bé ăn cơm sẽ nuốt trọn cơm, khiến hệ tiêu hóa hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn, làm bé khó tăng cân tốt được.
Trước khi tròn 1 tuổi, thực phẩm cung cấp năng lượng chủ yếu cho bé vẫn là sữa. Các bữa ăn dặm nhằm mục đích để trẻ làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa và cung cấp thêm dưỡng chất cho trẻ nên không nhất thiết phải có cơm như người lớn. Thay vào đó, ba mẹ có thể xen kẽ cơm nát, cháo, bún, mì… để trẻ làm quen với đa dạng các loại thức ăn.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trẻ mọc răng sớm, lại không thích ăn cháo nữa thì mẹ cũng có thể cho bé làm quen với cơm nát sớm hơn, xen kẽ với cháo đặc, để đảm bảo con ăn đủ 3 bữa chính mỗi ngày. Mỗi trẻ em đều khác nhau và có sự phát triển không đồng nhất, mẹ nên dựa vào đặc điểm cụ thể như quá trình ăn dặm thức ăn nhuyễn sang thô, kỹ năng nhai. Thời điểm con mọc răng hàm, sẽ quyết định được thời điểm tốt nhất để cho bé ăn cơm nát.
Bạn có thể chưa biết:
Cách nấu cơm nát cho bé ăn dặm ngon miệng, hào hứng với bữa ăn
Cách nấu cơm nát dễ nhất
Có nhiều cách làm cơm nát cho bé ăn dặm dễ dàng để trẻ ăn ngon miệng và dễ tiêu hoá như:
- Nấu chung nồi gia đình. Khi cạn nước và sắp chín, mẹ múc 1-2 muỗng ra 1 chiếc bát con rồi đặt lại vào giữa nồi, cho thêm nước sôi, đậy nắp nấu chín, cơm trong bát con sẽ đủ mềm cho bé.
- Lấy cơm của người lớn đã nấu chín, cho thêm nước, đặt lên bếp, đun với lửa nhỏ trong phút, tắt lửa, đậy nắp, tiếp tục hấp thêm 5 phút nữa để cơm mềm và ngon.
- Ngâm gạo với nước cho mềm bớt rồi giã cho hạt gạo vỡ đôi. Cho gạo vỡ và nước bát con đặt trong nồi cơm điện gia đình hoặc nấu riêng tuỳ thích.
Thực đơn ăn cơm nát cho bé ngon miệng tăng cân tốt
Các món cho bé ăn cơm nát phải đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: chất bột đường có trong cơm, ngũ cốc; chất béo trong dầu mỡ lành mạnh, hạt, quả bơ, cá hồi, sữa, trứng; chất đạm trong thịt, cá, đậu; vitamin và khoáng chất trong rau xanh và trái cây.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, lượng thực phẩm hằng ngày phù hợp cho trẻ 1-2 tuổi bao gồm: gạo (100-150g), thịt hoặc cá, tôm (100-120g), Trứng gà 3-4 quả/tuần, dầu mỡ (25-30 g), rau xanh (50-100g), quả chín (150-200g).
18 thực đơn đa dạng dưới đây sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều sự lựa chọn giúp con thay đổi khẩu vị thường xuyên, ăn ngon và chóng lớn. Đặc biệt lưu ý đa số các mẹ khi nấu món ăn cho bé thường không nên cho gia vị, không nêm muối và dùng vị ngọt, mặn, chua từ nhiên từ thức ăn. Thực đơn ăn cơm nát cho bé 18 tháng vẫn ăn ngon miệng và tăng cân mẹ nhé!
Thực đơn cơm nát rắc gia vị từ mẹ Hoàng Hồng
Mẹ Hoàng Hồng, mẹ của bé Nếp cho con ăn cơm nát từ khi 8, 9 tháng với thực đơn đa dạng, đủ chất, nhiều gợi ý món ngon cho bé ăn cơm nát, đặc biệt thường cho thêm hạt gia vị chuyên dụng cho bé ăn dặm hoặc ruốc cá hồi để tăng khẩu vị cho con.
Thực đơn cho bé tập ăn cơm nát từ mẹ Ngọc Diệp
Bé Mía con mẹ Ngọc Diệp mọc răng khá trễ nên mẹ cho làm quen với cơm nát kèm nhiều canh giúp bé dễ nhai nuốt hơn. Các món mặn lại đa dạng, ngon miệng.
Thực đơn cơm nát 3 món từ mẹ Thu Hường
Mẹ Thu Hường tập cho bé Ken làm quen với cơm nát bằng cách cho con thực phẩm phong phú, đa dạng thường sẽ có 2 hoặc 3 món mặn để con ăn ngon, đủ dinh dưỡng.
Món ăn với cơm nát nhiều rau xanh và tôm từ mẹ Yến Oanh
Mẹ Yến Oanh chú trọng vào tôm, cá và rau xanh trong thực đơn cho bé Bắp để bổ sung can-xi và đạm.
Thực đơn cơm nát nhiều cá từ mẹ Diệu Ái
Những món ăn này lấy cá làm chủ đạo, để bé có thể bổ sung đạm và phù hợp với các bé thích ăn cá hồi, cá lóc.
Bạn có thể chưa biết:
Vừa ngon mắt vừa ngon miệng với những bữa cơm toàn siêu anh hùng của mẹ 9x Quảng Bình
Thực đơn cho trẻ ăn cơm nát trên đây để các mẹ tham khảo và có thể thay đổi tuỳ vào khẩu vị cũng như khả năng nhai nuốt của con.
Những lưu ý khác mẹ cần nhớ
- Không nên cho trẻ ăn vặt, uống sữa, ăn đồ ngọt trước bữa ăn vì đường làm bé có cảm giác no, dẫn đến không muốn ăn cơm hay thức ăn khác
- Cân cân đối dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của bé. Thực đơn cho bé nên có đủ tinh bột, chất đạm, chất béo và chất xơ
- Nên chọn và chế biến thức ăn phù hợp với khả năng nhai của bé. Không nên lạm dụng máy xay, đồ ăn xay nhuyễn , nát vụn vì sẽ khiến bé mất phản xạ nhai
- Mẹ nên thường xuyên thay đổi cách chế biến để bé có hứng thú hơn với giờ ăn
- Chú ý bổ sung đủ nước và hoa quả, sữa chua cho bé mỗi ngày.
Khi con đã chuyển sang giai đoạn ăn cơm nát, mẹ lại đau đầu nghĩ ra những thực đơn mới, món ăn mới để bé thay đổi khẩu vị và hào hứng hơn với bữa ăn. Mẹ chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian để chuẩn bị những bữa cơm ngon lành, bổ dưỡng và ngon mắt cho bé yêu. Khi chuẩn bị cơm cho bé, mẹ nhớ lưu ý yếu tố cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng, đảm bảo bé nhận đủ chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất để có tiền đề tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của bé. Chúc các con luôn ăn ngon, hay ăn chóng lớn.
Nguồn tham khảo: Khi nào thì nên cho trẻ ăn cơm nát – Bệnh viện Từ Dũ
Xem thêm:
- 7 trái cây cực tốt cho bé ăn dặm mẹ đừng bỏ qua…
- Ăn dặm kiểu Nhật – làm cơm Bento cho bé
- Cho trẻ ăn dặm muộn và những hệ quả khó lường