Thực đơn cho bé mới tập ăn cơm ngon miệng và đầy đủ dưỡng chất

Sau 19 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé tập ăn cơm vì lúc này đa phần các bé đã mọc ít nhất 16 răng sữa và làm quen được với cơm nhão tán nhuyễn. Hãy lên thực đơn cho bé mới tập ăn cơm với các món ăn đa dạng mẹ nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thực đơn cho bé mới tập ăn cơm, mẹ có thể lựa chọn các món ăn bé thích và chế biến phù hợp như thịt, cá, rau, tôm, cua... Mỗi loại thực phẩm đều được nấu, hầm, luộc chín mềm, sau đó cắt nhỏ cho bé dễ ăn.

  • Thời điểm thích hợp cho bé tập ăn cơm
  • Gợi ý xây dựng thực đơn cho bé ăn cơm
  • Cách cho bé ăn cơm hiệu quả
  • Thực đơn cho bé mới tập ăn cơm ngon miệng và đầy đủ dưỡng chất

Thời điểm thích hợp cho bé tập ăn cơm

Theo khuyến cáo từ bác sĩ nhi khoa, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nên được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, sau thời điểm này các bé nên bắt đầu bước vào quá trình ăn dặm bổ sung, làm quen với những thực phẩm khác nhưng sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dưỡng chất chính.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên nên được giới thiệu chế độ ăn dặm đa dạng các thực phẩm khác nhau với hình thức dạng lỏng như cháo. Sau đó, trong quá trình bé lớn lên, lượng thức ăn này nên được chuyển đổi theo các cấu trúc khác nhau từ loãng sang đặc rồi đặc hơn rồi đến dạng rắn.

Sau 19 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé tập ăn cơm vì lúc này đa phần các bé đã mọc ít nhất 16 răng sữa và làm quen được với cơm nhão tán nhuyễn. Hãy lên thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm với các món ăn đa dạng mẹ nhé. Khi bé lên 2 tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn cơm mềm vì trẻ đã mọc được khoảng 20 răng.

Như vậy, mẹ có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn cơm nhão tới mềm, cứng khi trẻ từ 18 - 24 tháng. Trong độ tuổi này, bé có thể ăn 3 bữa mỗi ngày. Sai lầm nhiều mẹ hay mắc phải là thường tán cơm thật nhuyễn rồi chan nước canh vào. Cách này khiến cho trẻ dễ ngán và không khuyến khích được hành động nhai của răng. Ngoài ra mẹ cũng có thể linh hoạt bữa cơm, bữa cháo đặc để trẻ được thay đổi khẩu vị.

Thời điểm thích hợp cho bé tập ăn cơm (Nguồn ảnh: istockphoto)

Mẹ đã biết chưa?

Cách nấu cơm nát cho bé ăn dặm ngon miệng, hào hứng với bữa ăn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Gợi ý xây dựng thực đơn cho bé ăn cơm

Bữa sáng: Các món ăn nhẹ như cháo, bánh mỳ, nuôi, phở, bún hoặc súp.

9 giờ sáng: Giờ bé được ăn trái cây xoài, đu đủ, dưa hấu hoặc nước ép hoa quả.

Buổi trưa: Mẹ nên cho bé ăn cơm với các món ăn kèm như món chiên xào, canh…

2 giờ chiều: Mẹ cho bé uống sữa, ăn phô mai, bánh quy, bánh mì

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bữa tối: Bạn cho bé ăn cơm với các món khác buổi trưa.

Trước khi đi ngủ từ 1-2 giờ: Bé nên uống 1 cốc sữa.

Cách cho bé ăn cơm hiệu quả

Tập cho trẻ ăn cơm vô cùng quan trọng, giúp trẻ luyện cơ nhai và giúp hệ tiêu hóa của trẻ phát triển ngày càng hoàn thiện. Mẹ có thể áp dụng các phương pháp dưới đây để mỗi bữa ăn của bé luôn là niềm vui.

1. Cơm cho trẻ tập ăn phải mềm hơn cơm người lớn

Mẹ cần chuẩn bị cơm nát và mềm cho trẻ. Khi nấu cho cả gia đình, mẹ có thể chọn ra một phần rồi dùng muỗng đánh nhẹ làm cho vỡ hạt, sau đó đem chưng trong nồi cơm một lần nữa. Nếu khéo léo mẹ có thể để nghiêng nồi cơm về một phía để có được một phần cơm hơi nát cho trẻ. Bên cạnh đó cần chế biến món ngon cho bé ăn cơm nát để con có thể tập ăn cơm thật hào hứng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Nên cho bé ăn ít, sau đó tăng dần số lượng

Mẹ nên cho bé tập ăn cơm từ số lượng ít đến nhiều để bé làm quen. Nếu đây là ngày đầu tiên mẹ cho bé tập ăn cơm, thì chỉ nên cho bé ăn 2 - 3 muỗng cơm. Bé đang quen với việc nuốt cháo nên việc nhai cơm sẽ diễn ra khó khăn và lâu hơn bình thường.

Cách cho bé ăn cơm hiệu quả (Nguồn ảnh: istockphoto)

3. Bữa cơm cho trẻ cần đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng

Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn - Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang cho biết “Khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì càng dễ gặp tình trạng táo bón, nhất là khi độ thô của thức ăn tăng lên. Vì thế, để hạn chế tình trạng này, mẹ nên bổ sung vào thực đơn các thực phẩm giàu chất sơ, cho trẻ uống nhiều nước. Đồng thời mẹ nên dành thời gian để cùng trẻ vận động nhiều giúp đường ruột hoạt động, tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn”.

Mẹ có thể lựa chọn các món ăn bé thích và chế biến phù hợp như thịt, cá, rau, tôm, cua... để bỏ vào thực đơn cho bé tập ăn cơm. Mỗi loại thực phẩm đều được nấu, hầm, luộc chín mềm, sau đó cắt nhỏ cho bé dễ ăn. Thực phẩm nhóm chất đạm cần mềm, thái miếng nhỏ. Các loại thực phẩm nhóm rau cần mềm, màu sắc đẹp, giàu chất xơ, giàu vitamin. Thực phẩm nhóm béo chọn lựa theo sở thích của trẻ.

4. Không ép bé ăn, để bé tự chọn ăn món bé thích 

Trong ngày đầu tiên bé có thể hứng thú với cơm vì đây là món ăn mới, nhưng những ngày sau bé có thể chán và chỉ thích ăn thức ăn. Điều này hoàn toàn bình thường. Mẹ có thể để bé ăn thức ăn để bổ sung thêm dinh dưỡng đầy đủ cho bé.

Một trường hợp phổ biến mà các mẹ thường mắc phải là tỏ ra căng thẳng khi trẻ không thích ăn cơm, chỉ thích ăn mì gói, bún… Theo các bác sĩ dinh dưỡng, không nên để không khí gia đình quá căng thẳng vì bữa ăn của trẻ, mà hãy để trẻ tự lựa chọn thứ mà mình thích. Nếu trẻ không thích ăn cơm, có thể cho trẻ ăn các món khác cơm nhưng vẫn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Ví dụ trẻ thích ăn mì gói thì có thể thêm chả, trứng, xúc xích để đảm bảo chất đạm, sau đó cho trẻ ăn thêm rau, trái cây.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5. Mẹ cần kiên trì với việc ăn của bé

Việc tập cho bé ăn cơm giai đoạn này là để bé làm quen với thức ăn cứng hơn và tập nhai để phát triển cơ hàm. Vì vậy, mẹ cần tập cho con có thói quen nhai, nuốt thức ăn tốt. Nếu trẻ biếng ăn, mẹ nên kiên trì dỗ trẻ ăn một ít cơm trước rồi mới cho trẻ ăn món trẻ thích sau để duy trì thói quen ăn cơm. Ngoài ra, khi bữa chính của trẻ không phải là cơm, cần bổ sung sữa, các chế phẩm từ sữa, các món ăn vặt… để trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng. Bữa ăn chính của trẻ nên trong khoảng thời gian 30-40 phút.

Thực đơn cho bé mới tập ăn cơm ngon miệng và đầy đủ dưỡng chất

1. Rau cuộn trứng chiên

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Trứng gà: 2 quả
  • Bông cải xanh: 2 nhánh nhỏ
  • Nấm rơm: 6 búp
  • Cà chua: ½ quả
  • Cà rốt: ¼ củ
  • Sữa tươi: 2 muỗng canh
  • Nước mắm: 1 muỗng cà phê
  • Đường: ¼ muỗng cà phê

Cách thực hiện

  • Bông cải xanh, nấm rơm, cà chua và cà rốt hấp chín, bằm nhỏ.
  • Trứng gà đánh tan với nước mắm, sữa tươi và đường. Sau đó, chiên lên chảo dầu nóng như bình thường.
  • Khi thấy mặt trên của trứng còn ướt, lấy rau củ đã bằm nhỏ đổ đều lên và cuộn lại.
  • Tiếp tục rán thêm một chút để rau củ bám chặt vào trứng.
  • Cuối cùng, lấy ra và xắt miếng nhỏ vừa ăn cho bé.

2. Món ngon từ khoai tây và rong biển

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1-2 củ khoai tây
  • 100g đậu Hà Lan
  • 1 củ cà rốt
  • 2 quả trứng gà
  • Rong biển khô

Cách thực hiện

  • Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ rồi hấp chín, nghiền nhuyễn.
  • Cà rốt gọt vỏ, thái hạt lựu.
  • Bắp nồi nước nhỏ cho đậu Hà Lan và cà rốt vào luộc chín.
  • Trứng gà luộc chín, cắt đôi lấy tròng đỏ để riêng.
  • Cho khoai tây nghiền, cà rốt, đậu Hà Lan và lòng đỏ trứng vào tô, thêm chút muối rồi trộn đều.
  • Rong biển khô cắt thành miếng dài chừng 3cm.
  • Nắm khoai nghiền thành từng viên hình chữ nhật nhỏ, cuộn lại với rong biển, làm cho đến khi hết khoai, bày ra dĩa và thưởng thức.

Món ngon từ khoai tây (Nguồn ảnh: istockphoto)

3. Cá rô phi chiên xù giàu đạm

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Cá rô phi: 1 con nhỏ
  • Trứng gà: 2 quả
  • Bột mì: 40g
  • Bột chiên xù: 50g
  • Tiêu, muối, dầu ăn

Cách thực hiện

  • Cá lọc bỏ xương và da, rồi cắt miếng vuông vừa ăn cho bé.
  • Lăn nhẹ từng miếng cá vào bột mì đã trộn một chút muối và hạt tiêu.
  • Sau đó, tiếp tục nhúng các miếng cá vào bát trứng đã đánh đều.
  • Cuối cùng, lăn qua bột chiên xù và rán ngập trong chảo dầu nóng đến khi thấy vàng đều thì vớt ra để trên đĩa đã lót giấy thấm dầu.
  • Trẻ nhỏ thường rất thích màu sắc, do đó trước khi cho bé ăn mẹ có thể trang trí thêm ngò rí lên trên, thêm vài lát tròn cà chua xung quanh. Với món cá rô phi chiên xù, mẹ có thể cho bé ăn kèm với cơm trắng hay sử dụng làm món ăn vặt đều được.

Mẹ đã biết chưa?

4. Thịt viên sốt cà chua

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 100gr thịt vai băm nhỏ,
  • 1 miếng mộc nhĩ ngâm nở,
  • 1 quả cà chua,
  • Gia vị: 2 thìa nước mắm, 2 thìa dầu hào, ½ thìa đường.

Cách thực hiện

  • Mộc nhĩ ngâm nở ra sau đó rửa sạch rồi băm vụn.
  • Trộn thịt băm với mộc nhĩ, 1 thìa mắm, 1 thìa dầu hào rồi viên thành từng viên tròn nhỏ.
  • Cà chua thái mỏng, xào nhừ lên, đổ thêm 1 bát con nước vào đun nhỏ lửa.
  • Cho thêm 1 thìa nước mắm, 1 thìa dầu hào và ½ thìa đường đun cho thật sôi lên.
  • Cho thịt viên vào, vặn nhỏ lửa đun cho đến khi thịt chín mềm là được.

5. Súp bí đỏ

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 30 gram bí đỏ
  •  20 gram đậu đỏ hạt lớn
  •  20 gram thịt gà
  • 1 muỗng canh bột gạo
  • 1 muỗng dầu ăn
  • 200 ml nước
  • 1 muỗng sữa bột (loại sữa bé đang dùng)

Cách thực hiện

  • Cắt nhỏ bí đỏ, luộc chín bí và đậu. Hấp chín thịt gà, xé nhuyễn.
  • Xay nhuyễn bí và đậu, cho vào nước sôi, bắt lên bếp. Khuấy bột gạo với một ít nước lạnh cho tan rồi cho vào nồi súp. Để lửa nhỏ.
  • Quậy tan sữa với một chút nước ấm, cho vào nồi. Nêm một chút muối (nếu thích), rồi cho dầu ăn vào.
  • Múc ra chén và cho thêm thịt gà lên trên.

Việc lựa chọn chế biến món ăn là một phần quan trọng trong quá trình tập cho bé làm quen với việc ăn cơm. Hy vọng với thực đơn cho bé mới tập ăn cơm trên đây sẽ là những gợi ý tuyệt vời dành cho mẹ để chế biến những món ăn vừa ngon miệng mà vẫn được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé.

Nguồn tham khảo: Đề phòng bé bị táo bón khi ăn dặm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

Bài viết của

Vy Le