Thực đơn cho bé dưới 2 tuổi thay đổi mỗi ngày bé hết biếng ăn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hệ tiêu hóa của bé 1 – 2 tuổi sẽ bắt đầu đi vào giai đoạn ổn định, tiêu hóa nhiều loại thực phẩm khác nhau. Bé cũng bắt đầu cảm nhận rõ rệt hơn về mùi vị, bắt đầu “kén ăn” hơn. Bởi vậy thực đơn cho bé dưới 2 tuổi phải thay đổi đa dạng, thường xuyên.

Mẹ lưu ý khi xây dựng thực đơn cho trẻ dưới 2 tuổi phải đầy đủ các nhóm thực phẩm. Số bữa ăn và khối lượng thức ăn cũng tăng dần lên.

Thực đơn cho bé dưới 2 tuổi phải đa dạng để bé không biếng ăn

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho trẻ dưới 2 tuổi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trẻ nhỏ từ 1-2 tuổi vẫn nên tiếp tục cho bú mẹ. Với những bé uống sữa ngoài thì phải bổ sung từ 300 – 500ml/ ngày.

Về thực đơn hàng ngày phải bao gồm 4 bữa ăn chính là cơm/cháo/súp. Bữa phụ là hoa quả hoặc các loại bánh theo nhu cầu. Thời gian biểu cho bữa phụ thường là lúc 6h sáng, 14h chiều, 16h và 21h tối.

Nguyên tắc tiếp theo khi mẹ xây dựng thực đơn cho bé dưới 2 tuổi là phải đầy đủ các nhóm thực phẩm đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Từ thịt, cá, trứng, hải sản (tôm, cua) các loại rau củ quả.

Trình bày đẹp mắt với nhiều màu sắc giúp kích thích sự ngon miệng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo đó, trong 1 ngày bé cần 150 – 200g gạo, từ 150g – 200g cá, thịt là từ 120 – 150g thịt, 150 – 200g các loại rau xanh, 30 – 40g dầu ăn, 3 – 4 quả trứng/ tuần. Mẹ phải đảm bảo thực phẩm tươi ngon, an toàn.

Tuy nhiên, mẹ cần biết là nhu cầu của mỗi bé khác nhau. Theo đó, mẹ phải điều chỉnh số lượng cũng như khối lượng bữa ăn trong ngày để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho trẻ. Mẹ nên bổ sung thêm các bữa phụ với sữa chua, bánh, kem, phô mai, chuối, đu đủ… cho bé.

Trước bữa chính khoảng 1.5-2 giờ mẹ không nên cho bé ăn vặt để tránh no bụng, khiến bé ăn bước chính không ngon. Nếu bé ăn ít không nên ép mà bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng các món ăn nhẹ hoặc sữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé có thể bắt đầu ăn thức ăn thô

Thực đơn cho bé dưới 2 tuổi chi tiết cho mẹ tham khảo

  • Đầu tiên là cơm sốt bí đỏ dashi cá bào, lươn om chuối đậu, susu luộc và sinh tố xoài.
  • Thứ 2 là cơm Quinoa, tim và gan gà xào rau củ, cá chiên bơ tỏi sốt phô mai. Món bánh táo khoai lang, kèm canh rau củ và tráng miệng với măng cụt.
  • Thực đơn thứ 3 là cơm trắng ăn kèm cà ri thịt sườn, canh cải bó xôi và nho đen.
  • Số 4 là cơm ba màu (cơm trắng, cà rốt thái sợi, bông cải xanh luộc cắt nhỏ). Ăn kèm bánh bí đỏ, canh nấu khoai sọ và nho đen.
  • Thực đơn số 5 là cháo chim bồ câu, ăn kèm dứa xào cà chua, canh măng tây và lơ xanh. Tráng miệng với nửa trái chuối và vài miếng xoài, trà lúa mạch.

Món cháo bồ câu bổ dưỡng đổi món cho bé

  • Thực đơn 6 là cơm đậu lăng, cá hồi áp chảo sốt bơ kem. Ăn kèm salad rau củ rắc mè, đậu phụ sốt daisy cá bào, canh rong biển và măng cụt.
  • Số 7 là cơm trắng rắc bột đậu, ăn kèm lươn kho củ cải và đậu phụ sốt rau củ cá bào, canh bắp cải, chuối cau, trà lúa mạch.
  • Thực đơn 8 là cơm quinoa nấu đậu lăng đỏ ăn kèm đậu phụ sốt cà và cá sirashu, salad lơ xanh và cà rốt sốt sữa phomai, canh mướp, tráng miệng với chuối.
  • Số 9 là cơm nát ăn cùng món mặn là cá quả sốt cá bào và cà chua, mướp xào, lơ xanh nấu sữa, tráng miệng với cam và chuối.

Cơm nát ăn kèm món mặn cho bé dễ tiêu hóa

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi

Ở giai đoạn này đã đi được, cầm nắm nên sẽ trở nên hiếu động hơn. Bởi vậy ngoài chế độ ăn uống dinh dưỡng cho bé thì mẹ cũng cần lưu ý những điều sau để giảm các nguy cơ:

  • Chích ngừa đúng lịch, vệ sinh tay sinh tay chân sạch sẽ. Nhớ vệ sinh đồ chơi của bé để tránh nguy cơ mắc bệnh về hô hấp, nhiễm trùng trùng tiêu hóa…
  • Bổ sung vitamin C tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
  • Cất các vật dụng nguy hiểm như táp lô điện, phích nước nóng, quan sát khi bé chơi đùa…
  • Bổ sung sữa nếu bé ăn ít để tránh nguy cơ suy dinh dưỡng.

Trên đây là một số thực đơn cho bé dưới 2 tuổi cùng những lưu ý quan trọng mà mẹ cần nắm khi chăm sóc bé yêu, giúp bé phát triển toàn diện. Việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ cần cả một quá trình. Bởi vậy mẹ cần chuẩn bị thật kỹ càng các kiến thức cho mình.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nguyenthi Huyen