Thai vô sọ, một trong những bất thường thai kỳ do khiếm khuyết ống thần kinh. Những lời khuyên hữu ích dưới đây sẽ giúp mẹ bầu có được một thai kỳ khỏe mạnh cho lần mang thai kế tiếp.
Thai vô sọ – Dị tật của thai nhi và những điều mẹ bầu cần biết
Cũng như nhiều dị tật hiếm gặp khác, thai vô sọ, một trong những phát triển bất thường của thai nhi có thể xảy ra với tỉ lệ 1/10 nghìn phụ nữ mang thai. Mặc dù tỉ lệ này rất thấp nhưng vẫn sẽ đâu đó một người mẹ đang chịu đau đớn và hoang mang khi biết thai nhi bị như vậy.
Theo các bác sĩ, hiện tượng này được giải thích như sau:
Thai vô sọ hay dị tật ống thần kinh là hiện tượng phát triển không bình thường của não và cột sống của thai nhi. Trong đó, thể phổ biến nhất của khiếm khuyết ống thần kinh là tật cột sống chẻ đôi hay còn gọi là hở ống sống và tật vô sọ.
Điều này làm cho trẻ sinh ra vận động gặp khó khăn, không vận động được, tăng áp lực trong sọ… Các di chứng này có thể khiến trẻ tử vong sau sinh. Còn tật vô sọ là loại khiếm khuyết ống thần kinh rất nặng, ở tình trạng này, não hầu như không phát triển. Các bé bị tật vô sọ đều chết lưu trong tử cung hoặc chết ngay sau khi sinh.
Tầm soát trước sinh giúp phát hiện dị tật thai vô sọ của thai nhi
Việc khám thai chẩn đoán trước sinh nhằm xác định hình thái, những bất thường về mặt cơ thể của thai nhi. Qua đó, tùy theo mức độ của từng trường hợp, các bác sĩ sẽ tiến hành khắc phục, hoặc đưa ra lời khuyên cho gia đình nên giữ hay bỏ thai cũng như cách theo dõi và chăm sóc cho bé sau sinh.
Để phát hiện sớm nhất tình trạng dị tật ống thần kinh ở thai nhi, mẹ bầu nên thực hiện các phương pháp như:
- Siêu âm lần đầu tiên ở tuần thứ 8-14 để xác định các vấn đề về cột sống của thai nhi có liên quan đến tật nứt cột sống hay có các dị tật cột sống hay không.
- Xét nghiệm dị tật ở tuần thứ 19-20 giúp xác định các vấn đề liên quan đến thể chất của thai nhi, khi xét nghiệm tận nứt tủy sống sẽ được phát hiện.
- Xét nghiệm nồng độ AFP ở tuần thai thứ 16-20 là xét nghiệm cần thiết phải làm để phát hiện dị tật ống thai thần kinh hiệu quả. Ở thời điểm thai kỳ này, xét nghiệm AFP cho phép phát hiện đến 98% các trường hợp dị tật ống thần kinh và nhiều loại dị tật bẩm sinh khác của thai nhi. Qua đó, bác sĩ sẽ định hướng điều trị phù hợp.
Phòng ngừa thai vô sọ bằng việc bổ sung acid folic
Hầu như các mẹ bầu khi đã biết thai vô sọ đều không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc bỏ thai bởi thai nhi có lớn lên và sinh ra đời cũng không thể sống được lâu. Với lần mang thai kế tiếp, đã không phải đối mặt với nguy cơ của dị tật này, các bác sĩ đều khuyên chị em nên bổ sung acid folic đầy đủ trước và trong khi mang thai. Đây cũng là một trong những cách tốt nhất giúp giảm tỷ lệ dị tật ống thần kinh ở thai nhi đến 50-70%.
Bổ sung acid folic bằng viên uống
Để giảm thiểu nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh, các nghiên cứu và chuyên gia khuyến cáo bà bầu cần bổ sung liều 400 mcg – 500 mcg acid folic mỗi ngày, bắt đầu từ ít nhất 1 tháng trước khi có bầu.
Trên thực tế, hầu hết các phụ nữ mang thai ở Việt Nam thường không tính trước được 1 tháng, 2 tháng, cho nên các chuyên gia y tế cũng khuyên phụ nữ nên bổ sung 400 mcg acid folic mỗi ngày trước khi mang bầu (có thể là một vài tháng hoặc thậm chí 1 năm trước khi có bầu).
Những đối tượng bị thiếu acid folic (thông qua xét nghiệm), có thể được khuyến cáo sử dụng tới liều 600 mcg acid folic hàng ngày nhưng cũng không được sử dụng quá liều 1,000 mcg acid folic mỗi ngày. Tốt nhất là bạn nên đi khám trước khi có kế hoạch mang thai để được bác sĩ chuyên môn tư vấn sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe và tiền sử thai kỳ của mình.
Bổ sung acid folic bằng chế độ dinh dưỡng
Cùng với viên uống bổ sung, mẹ bầu nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu folic trong việc chế biến món ăn hàng ngày, đặc biệt là từ các nguồn như:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Rau ăn lá có màu xanh đậm như rau cải, rau bó xôi, súp lơ, …
- Lòng đỏ trứng
- Các loại hạt đậu như đậu đen, đậu xanh, …
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Các loại hạt
Dị tật thai vô sọ mặc dù không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra với bất kỳ ai bởi nhiều nguyên nhân phức tạp và sâu xa về môi trường sống, dinh dưỡng hay gen dị truyền. Nếu bạn đã gặp phải tình trạng này một lần thì hãy tư vấn bác sĩ để có hướng xét nghiệm kĩ lưỡng cũng như cách chuẩn bị mang thai cho lần kế tiếp được an toàn và khỏe mạnh nhất.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!