Thai nhỏ hơn tuổi thai 2 tuần có thể là dấu hiệu của tình trạng suy dinh dưỡng, mẹ bầu cần được đi khám, theo dõi chặt chẽ và đặc biệt là cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng.
Thai nhỏ hơn tuổi thai 2 tuần là tình trạng gì?
Tình trạng thai nhi phát triển chậm luôn là nỗi lo đối với các bà mẹ. Một mẹ bầu lo lắng chia sẻ trên diễn đàn sức khỏe dành cho mẹ bầu rằng:
“Hiện tại em đang bầu 17 tuần 4 ngày. Em mới đi siêu âm thai mấy ngày trước thì bác sĩ siêu âm có nói là em bé đang bị nhỏ hơn so với ngày dự sinh. Vậy bác sĩ cho em hỏi thai nhi nhỏ hơn so với tuổi thai có sao không? Bây giờ em phải làm gì để giúp em bé phát triển hơn ạ?”
Thạc sĩ, Bác sĩ Lý Thị Thanh Nhã – Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Sản Phụ Khoa – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng cho biết:
Hội chứng thai chậm phát triển trong tử cung (IUGR) là tình trạng thai nhi kém tăng trưởng, có kích thước nhỏ hơn so với bình thường, tức là thai nhi có kích thước nhỏ hơn so với tuổi thai.
Trong đó, có thai nhi chậm tăng trưởng đối xứng (sự phát triển toàn diện của thai nhi chậm) và chậm tăng trưởng không đối xứng (đầu và não thai nhi bình thường nhưng cơ thể nhỏ hơn so với tuổi thai).
Hội chứng này còn có nhiều tên gọi khác giúp mẹ dễ hình dung hơn là: thai nhỏ so với tuổi thai, suy dinh dưỡng bào thai, suy nhau thai, …
Do đó nếu thai nhỏ hơn tuổi thai 2 tuần, mẹ bầu cần được đi khám và theo dõi để có thể điều trị và cải thiện tình trạng này.
Thai nhỏ hơn tuổi thai 2 tuần có nguy hiểm không?
Nếu để tình trạng thai nhi nhẹ cân kéo dài, thai nhi sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Trẻ sinh ra bị nhẹ cân
- Sau khi chào đời, trẻ dễ mặc các bệnh về hô hấp và bú sữa.
- Giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của trẻ
- Mẹ bầu dễ bị hạ đường huyết.
- Chỉ số Apgar thấp: theo nghiên cứu, để đánh giá chỉ số Apgar của trẻ sơ sinh được chia làm 10 thang điểm với các tiêu chí khác nhau, điểm số của trẻ sơ sinh càng thấp càng cho thấy dấu hiệu cần được chăm sóc đặc biệt ở trẻ.
- Trẻ có vấn đề về thần kinh: theo một số nghiên cứu về thai nhi chậm phát triển trong tử cung cho thấy trẻ có thể bị biến chứng lâu dài bao gồm tăng động, vụng về và tập trung kém.
- Nghiêm trọng hơn, thai có thể chết lưu.
Thai nhỏ hơn tuổi thai 2 tuần – Mẹ bầu nên làm gì?
Ngay sau khi được bác sĩ chẩn đoán thai nhi có dấu hiệu nhẹ cân, mẹ bầu cần tiết lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để sớm khắc phục tình trạng này cho bé bằng các cách như sau:
1. Bổ sung sắt, axit folic và canxi phù hợp
Mẹ nên lựa chọn những sản phẩm Sắt hữu cơ, đồng thời có bổ sung thêm Vitamin C, B6, B12 để tăng khả năng hấp thụ tối đa, tái tạo hồng cầu và tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé. Đối với canxi, mẹ bầu chỉ nên bổ sung sau 16 tuần tuổi và theo liều lượng chỉ định của bác sĩ.
2. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý thai kỳ được kiểm soát chặt chẽ là rất cần thiết. Đồng thời, các chế độ làm việc và nghỉ ngơi cũng cần phải hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
3. Giữ tinh thần thoải mái và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp cho cơ thể mẹ bầu nhanh chóng phục hồi và phòng tránh bệnh tật. Mẹ bầu cũng không nên làm những công việc nặng nhọc, tránh khóc và suy nghĩ quá nhiều khiến cho thai nhi khó phát triển. Có thể dành thời gian để tập những bài thể dục, đi bộ nhẹ nhàng vào thời điểm mát mẻ trong ngày
4. Sinh hoạt điều độ và hợp lý
Không nên thức quá khuya mà nên đi ngủ lúc 10h đêm, thường xuyên kiểm tra cân nặng của mẹ và bé. Đồng thời, tuyệt đối tránh xa rượu, bia và thuốc lá và những chất kích thích vì đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho thai nhi chậm phát triển. Nếu làm việc ở trong môi trường ô nhiễm hoặc phải tiếp xúc với khói thuốc cũng khiến thai nhi bị nhẹ cân.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!