Tuần thứ 30 của thai kỳ, thai nhi và cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Tuần thứ 30 của thai kỳ, thai nhi và cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Tại thời điểm thai nhi tuần 30, mẹ đã bước sang tam cá nguyệt thứ 3 được 1 thời gian, cơ thể mẹ cũng có nhiều thay đổi còn em bé thì đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng.

Thai nhi tuần 30 phát triển thế nào? Con đã tương đương với 1 chiếc bắp cải lớn và sẽ tăng cân đều đặn đến tuần thai thứ 37. Tại thời điểm này, mẹ cần chú ý những gì? Chăm sóc cơ thể và em bé ra sao? Mời các mẹ cùng tìm hiểu những nội dung sau:

  • Sự phát triển của thai nhi 30 tuần
  • Những thay đổi của cơ thể mẹ
  • Lời khuyên cho mẹ

Thai nhi 30 tuần tuổi phát triển ra sao?

Vào tuần thứ 30 của thai kỳ bé sẽ có chiều dài 39.9 cm, cân nặng khoảng 1.3 kg (tương đương kích thước của một chiếc bắp cải lớn). Từ tuần này đến tuần 37 của thai kỳ, bé tăng khoảng 230g/tuần.
Lúc này có gần 1 lít nước ối bao quanh bé, lượng nước ối sẽ giảm đi khi bé lớn lên và chiếm hết khoảng trống trong tử cung của mẹ.

Bạn đang tìm kiếm:

Giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu: Thai 32 tuần đạp nhiều có sao không?

5 bí quyết để thai nhi 34 tuần tuổi phát triển tăng tốc, không bị sinh non

Thị lực của bé tiếp tục phát triển, mặc dù bé nhìn chưa rõ. Thậm chí sau khi sinh, bé vẫn thường nhắm mắt lại hầu hết thời gian trong ngày. Mắt bé đã có phản ứng với những thay đổi của ánh sáng. Tuy nhiên tầm nhìn của bé chỉ là 1/20 (tầm nhìn của người lớn là 20/20).

Não bộ của thai nhi tuần thứ 30 đang phát triển rất nhanh và kích thước vòng đầu theo đó cũng tăng trưởng không ngừng.

Phổi và hệ tiêu hóa gần như đã hoàn chỉnh. Cơ thể bé trở nên đầy đặn hơn do chất béo dần tích tụ dưới da. Bé có thể tập các cử động hô hấp khi bé nhịp nhàng cử động phần cơ hoành của mình.

thai-nhi-tuan-30

Nếu là một bé trai, tinh hoàn lúc này đã di chuyển từ gần thận về tới háng. Nếu là một bé gái, âm vật đã “chồi” lên bởi vì 2 môi âm vật chưa đủ lớn để bao phủ. Quá trình này sẽ được hoàn tất một vài tuần trước khi sinh.

Mẹ mang thai tuần 30 thay đổi thế nào?

Mẹ bầu tuần 30 sẽ cảm thấy khá mệt mỏi, đặc biệt nếu mẹ gặp khó khăn khi ngủ do bé ngày càng lớn hơn, ngọ nguậy và đạp nhiều. Phụ nữ mang thai thời điểm này thường cảm thấy vụng về hơn bình thường, điều này hoàn toàn dễ hiểu.

Cân nặng tăng lên, bụng bầu to khiến trọng tâm cơ thể thay đổi làm mẹ mất thăng bằng. Thêm vào đó, sự thay đổi về nội tiết tố, các hormone tiếp tục làm mềm các mô liên kết trong cơ thể để chuẩn bị cho việc sinh con khiến dây chằng trở nên lỏng lẻo.

Điều này cũng góp phần khiến việc đi lại của mẹ bầu khó khăn hơn. Bàn chân mẹ cũng tăng lên về kích cỡ. Mẹ có thể cần phải thay size giày mới vào thời gian này.

Khi mẹ bầu 30 tuần, tử cung phình to có thể chén ép lên các dây thần kinh liên kết với hai cẳng chân hoặc hai cánh tay, khiến chúng dễ bị tê cứng.

Tuần thứ 30 của thai kỳ, thai nhi và cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Mẹ có nhớ những thay đổi tâm trạng đã từng xuất hiện trước đó trong thai kỳ? Sự kết hợp của các triệu chứng khó chịu và những thay đổi nội tiết tố có thể khiến chúng quay trở lại. Mẹ rất dễ bị trầm cảm vào thời gian này.

Bạn đang tìm kiếm:

Thai 30 tuần nên ăn gì để con tăng cân đạt chuẩn và thông minh?

Thai 36 tuần làm xét nghiệm gì để biết thai nhi khỏe mạnh, mẹ yên tâm lâm bồn?

Lời khuyên dành cho mẹ

  • Đến gặp bác sĩ theo định kỳ. Nhớ chuẩn bị cho lịch khám tuần 32;
  • Tiếp tục công tác chuẩn bị trước khi bé chào đời;
  • Tại thời điểm này, mẹ bầu nên tập những bài vận động nhỏ phù hợp với mình. Tập thể dục vẫn là cách tốt nhất để đối phó với các triệu chứng và các cơn đau cuối thai kỳ, và giúp mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau khi sinh.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp. Mẹ cần rất nhiều năng lượng do bé phát triển với tốc độ nhanh hơn trước đây. Mẹ cần tăng thêm khoảng 200 – 300 kcal một ngày trong khẩu phần của mình. Nên dùng các thực phẩm có chứa nhiều protein, vitamin C, axit folic, sắt, và canxi cũng như omega-3.
  • Việc tìm một bác sĩ nhi khoa giỏi hay nữ hộ sinh tốt vô cùng quan trọng, vì vậy hãy bắt đầu tìm kiếm ngay từ bây giờ.
  • Mẹ nên tránh các hoạt động đột ngột, dễ làm đau lưng khi mang thai. Khi đứng dậy nên đứng từ từ để cơ thể có thời gian thích ứng
  • Cảm giác hụt hơi, khó thở không ảnh hưởng đến em bé nên mẹ không cần quá lo lắng vì bé vẫn nhận đủ lượng oxy cần thiết thông qua nhau thai
  • Không nên dùng bất cứ loại thuốc nào khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ
  • Mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, cần tăng cường bổ sung canxi hơn giai đoạn trước vì lúc này bé sẽ cần nhiều canxi hơn để phát triển hệ xương. Mẹ nên uống các sản phẩm từ sữa, bổ sung thêm các loại quả hạch, cá… trong thực đơn.
  • Không nên ăn nhiều mà nên chia nhỏ bữa ăn và nhớ uống đủ nước
  • Nếu có hiện tượng bất thường nào như nhiều hơn 4 cơn co trong 1 giờ, dịch tiết âm đạo thay đổi, đau bụng… thì nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.

Tuần thứ 30 của thai kỳ, thai nhi và cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!