Thai nhi tuần 10 cần bổ sung gì để giúp con phát triển khoẻ mạnh là điều các mẹ luôn quan tâm. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp mẹ và bé đẩy lùi các biến chứng trong thai kỳ. Cùng tham khảo thông tin dưới đây và xây dựng chế độ ăn uống khoa học để có một thai kỳ khoẻ mạnh!
Ảnh hưởng của dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ
Giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất là thời điểm phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Lúc này hệ thống thần kinh của bé bắt đầu hình thành và phát triển rất nhanh. Cụ thể từ tuần thứ 6, não và tuỷ sống sẽ phát triển song song cùng với hệ tuần hoàn, tim mạch và các cơ quan nội tạng khác. Cho đến tuần 12 của thai kỳ, các bộ phận tứ chi và giác quan trên cơ thế bé đều phát triển hoàn thiện.
Do đó, thai nhi trong giai đoạn này cần được cung cấp đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Đặc biệt là những vi chất không thể thiếu như: axit folic, canxi, vitamin D, sắt,… Nếu thiếu những dưỡng chất này thai nhi có thể mắc các chứng dị tật bẩm sinh. Tệ hơn là nguy cơ sảy thai và trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng sau khi sinh ra. Vì vậy, vấn đề thai nhi tuần cần bổ sung gì để bé phát triển khoẻ mạnh là điều cực kỳ quan trọng đối với mẹ bầu.
Thai nhi tuần 10 cần bổ sung gì để tốt cho mẹ và con?
Các nhóm thực phẩm giàu Vitamin B6
Vấn đề ốm nghén, chán ăn ở mẹ bầu thường biểu hiện rõ rệt ở 3 tháng đầu thai kỳ. Việc này có thể ảnh hưởng đến khả năng nạp dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào thai nhi, làm trẻ thiếu dưỡng chất để phát triển. Do đó thực phẩm chứa vitamin B6 (cam, quýt, bưởi, các loại rau lá xanh,…) sẽ cải thiện tình trạng này hiệu quả. Giúp mẹ ăn uống thoải mái và tăng sức đề kháng tốt hơn.
Thực phẩm chứa Axit folic
Axit folic đóng vai trò như chất dinh dưỡng giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ở thai nhi. Do đó mẹ bầu cần lưu ý không nên thiếu axit folic trong bữa ăn vào giai đoạn này. Các loại rau có màu xanh thẫm (rau cải xanh, rau muống,…) là thực phẩm giàu axit folic. Hoặc mẹ có thể bổ sung thêm từ các loại thịt gia cầm và ngũ cốc, hạt,… Nếu dị ứng với một số loại thực phẩm này, mẹ bầu có thể uống thêm viên bổ sung axit folic theo chỉ định bác sĩ.
Protein
Không chỉ đảm bảo sự phát triển nhanh của mô thai. Protein còn thúc đẩy tăng cường quá trình sản sinh máu và duy trì sức khoẻ tốt cho cả mẹ và bé. Vì vậy ở giai đoạn này mẹ bầu cần bổ sung thưc phẩm giàu protein trong cả 3 bữa ăn: thịt bò, nạc heo, cá, trứng, đậu, sữa,…
Lưu ý, lượng protetin nạp vào cơ thể tốt nhất cho thai phụ cần khoảng 85 – 90g/ ngày là tốt nhất.
Chất sắt
Để phòng ngừa thiếu máu, bà bầu cần bổ sung khoảng 30 – 40g sắt mỗi ngày. Nên bổ sung các loại thực phẩm chứa sắt vào thực đơn của thai phụ như: Thịt đỏ, tim cật, rau xanh, hạt,… Mẹ bầu cũng có thể tăng cường lượng sắt vào cơ thể bằng cách uống thêm viên cung cấp sắt.
Canxi và Vitamin D
Ở tuần thứ 10 của thai kỳ là lúc thai nhi bắt đầu phát triển tứ chi và các giác quan. Do đó canxi và vitamin D là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu trong việc hình thành hệ xương của trẻ. Mỗi bữa ăn nên bổ sung thêm 2 chất này từ: trứng, tôm, cua, cá, sữa… Đặc biệt mẹ có thể tắm nắng sớm cũng là cách hấp thụ thêm vitamin D cho cơ thể.
Vitamin A và vitamin C
Vitamin có tác dụng tăng sức đề kháng và ngăn ngừa các cơn cảm lạnh cho mẹ. Ngoài ra vitamin A giúp thúc đẩy quá trình phát triển các giác quan đối với thai nhi. Mẹ hãy lưu ý ăn thêm các loại rau củ quả,
Có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng cảm lạnh cho mẹ, giúp xương bé chắc khỏe hơn. Vitamin C có nhiều trong các loại rau củ quả màu vàng, đỏ. Cùng một số các thực phẩm như: gan động vật, rau màu xanh thẫm, cá, trứng, sữa tươi,…
Mẹ bầu không nên ăn gì khi thai nhi 10 tuần tuổi?
Bên cạnh những loại thực phẩm bổ dưỡng cho thai nhi và sản phụ. Mẹ bầu vẫn nên cẩn trọng một số loại thực phẩm gây ảnh hưởng đến thai nhi. Thậm chí mẹ bầu có thể phải đối diện với nguy cơ sảy thai rất cao.
- Quả dứa: Trong quả dứa có chứa bromelain, một trong những chất gây co thắt tử cung ở thai phụ gây sảy thai. Do đó 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu không nên ăn hoặc uống nước ép dứa.
- Đu đủ: Đu đủ cũng chứa nhiều enzym và mủ gây ra chứng co thắt tử cung. Dẫn đến lưu thai trong giai đoạn này.
- Thực phẩm chứa vi khuẩn listeria: Các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, pho mát,… Nếu ăn thường xuyên vi khuẩn listeria sẽ đi qua nhau thai. Gây nhiễm khuẩn ở thai nhi và đe doạ xấu đến tính mạng.
- Sử dụng chất kích thích: Các nghiên cứu cho thấy cà phê, bia rượu,… Làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi hoặc gây sảy thai.
Kết luận
Sai lầm của nhiều mẹ khi mang thai thường nghĩ phải ăn uống gấp đôi thì con mới khoẻ mạnh. Tuy nhiên đây là quan niệm không đúng. Dẫn đến mẹ bầu tăng cân quá nhanh nhưng chưa chắc thai nhi phát triển tốt. Vì ở mỗi giai đoạn thai nhi sẽ cần dưỡng chất khác nhau để bồi đắp cho quá trình phát triển. Hy vọng bài viết này sẽ giúp mẹ xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho thai kỳ khoẻ mạnh!
Xem thêm:
-
Thực đơn hấp dẫn cho mẹ bầu 3 tháng đầu để tránh ốm nghén mà vẫn tốt cho con
-
Mẹ bầu mới có thai nên ăn gì để thai nhi phát triển khoẻ mạnh?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!