Dấu hiệu lưu thai 3 tháng đầu là mất cảm giác ốm nghén, ra máu đen hoặc nâu, đau bụng nhiều, mất tim thai. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: mang thai khi lớn tuổi, tử cung có vấn đề,… hãy tham khảo ngay nội dung bài viết:
- Thai lưu và những dấu hiệu thai lưu 3 tháng đầu
- Nguyên nhân thai chết lưu 3 tháng đầu là gì?
- Cần lưu ý gì để tránh thai lưu ba tháng đầu tiên của thai kỳ
- Xử lý thế nào khi mẹ bị thai lưu?
- Cách phòng tránh thai lưu dành cho mẹ bầu
- Các xét nghiệm tìm nguyên nhân gây thai lưu
Thai lưu và những dấu hiệu thai lưu 3 tháng đầu
Thai lưu là gì ? Theo các bác sĩ sản khoa, thai lưu hay còn gọi là thai chết lưu thường xảy ra khi một thai nhi không tiếp tục phát triển nữa nhưng và nằm lại trong tử cung của người mẹ.
Đây được xem là tình trạng mang thai bất thường và có thể gây ra nguy hiểm đối với người phụ nữ đang trong quá trình mang thai.
Hiện tượng thai lưu có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm của thai kỳ, đặc biệt là những tháng đầu và tháng cuối mang thai. Những dấu hiệu thai lưu 3 tháng đầu cần lưu ý tình trạng thai lưu trong 3 tháng đầu bao gồm:
- Người mẹ không còn cảm giác ốm nghén như buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi…
- Ra máu đen hoặc máu nâu nhiều hoặc ít, tùy theo thể trạng
- Đau bụng ở mức độ nhiều hoặc ít
- Nhận biết thai lưu 3 tháng đầu: Không còn thấy tim thai
- Tử cung không tiếp tục nới rộng nên người mẹ thường nhận thấy bụng mình không còn to lên nữa.
- Thai lưu là tình trạng thai nhi không còn phát triển bên trong bụng mẹ
Mẹ gặp hiện tượng thai chết lưu 3 tháng đầu có thể gặp một hoặc nhiều biểu hiện trên đồng thời. Nhưng ngay khi có các dấu hiện bất thường thì mẹ nên đi khám để được chẩn đoán tốt nhất.
Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, thông thường thai phụ sẽ rất khó nhận biết được dấu hiệu lưu thai. Bởi lẽ, trong giai đoạn này thai còn rất nhỏ và không có biểu hiện rõ ràng, nhất là khi thai dưới 8 tuần tuổi.
Nguyên nhân thai chết lưu 3 tháng đầu là gì?
Một số yếu tố thường được cho là có thể dẫn đến tình trạng thai lưu như:
- Phụ nữ đã từng có tiền sử sảy thai hoặc đã bị thai lưu. Những người này thường có nguy cơ bị lặp lại tình trạng thai lưu nhiều hơn các mẹ bầu khác;
- Người mẹ sử dụng các chất kích thích độc hại đối với thai nhi;
- Phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi, đặc biệt là với phụ nữ đã trên 35 tuổi;
- Mẹ bầu mắc bệnh trong quá trình mang thai;
- Tử cung người mẹ có vấn đề khiến thai nhi khó tiếp tục phát triển;
- Những vấn đề bất thường về nhiễm sắc thể thì thai lưu là cách để cơ thể người mẹ tự đào thải bào thai.
Còn rất nhiều nguyên nhân sâu xa khác mà cần phải có những xét nghiệm mang tính chuyên môn để giúp mẹ hiểu rõ vấn đề và tìm cách phòng tránh được nguy cơ thai lưu trong những tháng đầu.
- Thai lưu xảy ra do rất nhiều nguyên nhân từ bên ngoài và bên trong mẹ
Cần lưu ý gì để tránh thai lưu ba tháng đầu tiên của thai kỳ
Những lưu ý mà mẹ bầu cần nhớ để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như cho bé:
Với những mẹ bầu yêu thích thể thao nên tránh hoạt động mạnh trong 3 tháng đầu, có thể tập những bộ môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ thay vì các bộ môn tập luyện cường độ cao.
Mẹ nên tránh sử dụng các chất gây kích thích như caffeine, bia, rượu để thai nhi phát triển bình thường. Thay vào đó bổ sung đầy đủ dưỡng chất, ăn uống sinh hoạt lành mạnh.
Tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho người đang mang thai để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Xử lý thế nào khi mẹ bị thai lưu?
Tình trạng thai lưu gây ra những ảnh hưởng khó lường đến sức khỏe và tinh thần của người phụ nữ. Ngay khi các dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng đầu, mẹ nên đi khám để được xác nhận có đúng thai nhi đã bị chết lưu hay không. Thông thường thủ thuật xử lý sẽ được thực hiện như sau:
Thai nhi dưới 7 tuần tuổi thường có thể tự tiêu biến mà không phải nhờ vào sự can thiệp của bác sĩ.
Với trường hợp thai lưu ở tuần thứ 7, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc hoặc nạo hút để lấy thai ra.
Thai nhi trên 8 tuần tuổi sẽ được thực hiện xử lý đưa thai ra ngoài bằng cách nạo hút, kích thích gây chuyển dạ hoặc mổ lấy thai (tùy thuộc vào mức độ phát triển của thai nhi).
Cách phòng tránh thai lưu dành cho mẹ bầu
Để phòng tránh hiện tượng thai chết lưu với những mẹ mang thai lần thứ 2 trở đi, mẹ nên cùng chồng khám sức khỏe tổng thể. Nếu cần thiết vợ chồng nên làm nhiễm sắc thể đồ.
Ngoài ra, mẹ bầu cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học, cần tránh các loại thực phẩm có thể gây sảy thai hoặc thai lưu như rượu, bia, chất kích thích,…
Trong quá trình mang thai, mẹ nhớ đi khám theo các mốc định kỳ để bác sĩ kịp thời nhận biết tình trạng sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, đồng thời kịp thời phát hiện dấu hiệu nhận biết thai lưu trong 3 tháng đầu và có hướng xử lý.
Quan trọng nhất là mẹ cần biết tự chăm sóc bản thân mình, đi lại nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lý và giữ cho mình một tinh thần thoải mái, giúp bé yêu trong bụng mẹ được phát triển một cách tốt nhất cho đến ngày chào đời.
- Mẹ cần chú ý về các loại thực phẩm sử dụng để giảm nguy cơ thai lưu xảy ra
Các xét nghiệm tìm nguyên nhân gây thai lưu
Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Hiên – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang, việc tìm ra nguyên nhân thai lưu sẽ giúp mẹ có thể mang thai an toàn sau đó.
Các xét nghiệm tìm nguyên nhân gây thai lưu là:
- Xét nghiệm máu: Để biết liệu thai phụ có bị các bệnh như tiền sản giật, ứ mật sản khoa hoặc tiểu đường thai kỳ không;
- Kiểm tra dây rốn, màng và nhau thai: những bộ phận cơ thể người mẹ với thai nhi;
- Xét nghiệm nhiễm trùng: Xét nghiệm nước tiểu, máu hoặc tế bào trong âm đạo/cổ tử cung;
- Kiểm tra chức năng tuyến giáp: Mẹ có mắc các bệnh lý về tuyến giáp không;
- Xét nghiệm di truyền: Lấy mẫu dây rốn để xác định xem thai nhi có mắc các bệnh di truyền (ví dụ hội chứng Down) hay không.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!