Thai 39 tuần chưa quay đầu là tình trạng xuất hiện ở một số sản phụ. Thông thường, những dấu hiệu sinh sẽ lần lượt xuất hiện ở những tuần cuối của thai kì. Trong đó hiện tượng xoay ngôi thai sẽ diễn ra ở tuần thứ 35.
Tuy nhiên vẫn có trường hợp đến tuần thứ 39 mà thai vẫn chưa quay đầu. Vậy mẹ bầu nên làm gì khi ở tuần thứ 39 mà thai nhi vẫn chưa quay đầu? Dưới đây là một vài lưu ý cho mẹ nhé!
Nguyên nhân thai 39 tuần chưa quay đầu
Những thai phụ mang thai lần đầu, thai nhi quay đầu để chuẩn bị chào đời ở tuần thứ 35. Song với các mẹ mang thai lần 2 hoặc 3, thai nhi sẽ quay đầu ở tuần thứ 36, 37. Khi thai nhi đã vào tư thế thuận, lúc này các mẹ có thể yên tâm sinh nở bình thường.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai 39 tuần chưa quay đầu
Nếu bé nằm ở vị trí ngôi mông hoặc ngôi ngang thì mẹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sinh nở. Tỉ lệ thai ngôi mông ở các tuần thai cuối là từ 3 – 4%. Trong đó, hơn một nửa các mẹ sẽ được hỗ trợ sinh mổ để đảm bảo an toàn.
Một số lý do khiến thai 39 tuần chưa quay đầu có thể là do:
- Người mẹ mang thai đôi, đa thai
- Lượng nước ối quá ít hoặc quá nhiều
- Tử cung có cấu tạo bất thường hoặc xuất hiện nhân xơ tử cung
- Người mẹ có nhau tiền đạo sẽ rất khó để thai nhi tiến hành xoay ngôi thai
Thai 39 tuần chưa quay đầu, mẹ có sinh thường được không?
Nếu thai nhi của mẹ đã gần đến ngày dự sinh mà em bé vẫn chưa vào ngôi thuận thì quá trình sinh thường của mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn như:
- Mẹ xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ
- Thời gian chuyển dạ kéo dài hơn bình thường
- Xuất hiện các cơn đau lưng khủng khiếp nhưng không có các cơn gò tử cung
- Nếu mẹ không xử lý kịp có thể làm cho bé bị ngạt vì thiếu oxy
Nếu như mẹ đã mang thai lần thứ 2, thứ 3 thì xương chậu của mẹ lúc này đã giãn nở khá nhiều. Thế nên, thai 39 tuần chưa quay đầu vẫn được xem là bình thường. Tùy thuộc vào kích thước xương chậu cũng như cân nặng thai nhi mà các bác sĩ sẽ quyết định mẹ nên sinh thường hay sinh mổ.
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ hay sinh thường
Nếu đầu thai nhi cúi tốt, mẹ vẫn có thể sinh thường ngay cả khi bé là thai ngôi mông. Có một số trường hợp hiếm gặp là khi mẹ bầu có thai 39 tuần chưa quay đầu hoặc thai ngôi mông, ngôi ngang nhưng đến trước ngày sinh lại xoay về vị trí ngôi đầu.
Tuy vậy, mẹ cũng đừng nên lo lắng nhiều về vấn đề ngôi thai. Bởi vì trong những lần khám thai tiếp theo mẹ sẽ được bác sĩ theo dõi. Đồng thời, bác sĩ tiến hành xoay ngôi thai nếu phù hợp. Trường hợp thai đã quá lớn thì mẹ sẽ được khuyên mổ lấy thai ở tuần 39 để hạn chế tối đa những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
Các mẹo giúp cho thai nhi dễ dàng quay đầu
Xoay ngôi thai là một hiện tượng diễn ra tự nhiên trong bụng mẹ và mẹ không thể tự điều chỉnh được. Thế nhưng việc thực hiện một số động tác dưới đây đã được các chuyên gia khẳng định sẽ giúp mẹ kích thích thai nhi có hoạt động xoay ngôi vào vị trí thuận, ví dụ như:
Các mẹ có thể áp dụng các mẹo giúp thai xoay đầu
- Tập bò 4 chân mỗi ngày khoảng 10 phút sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng bé ở ngôi thai ngang
- Mẹ không nên ngồi nhiều, nếu phải ngồi nhiều thì mẹ nên đứng lên đi lại và vận động nhẹ
- Khi ngủ, mẹ nên nằm nghiêng, tạo điều kiện dễ dàng để bé xoay chuyển
- Luôn đặt đầu gối thấp hơn hông và mẹ nên đổ người về phía trước khi ngồi ghế
Thông thường thai nhi sẽ quay đầu ở khoảng tuần thứ 35 hoặc 36. Khi thai nhi quay đầu, đây là lúc mẹ nên chuẩn bị mọi thứ thật kĩ càng cho việc sinh nở. Tuy nhiên các mẹ cũng không nên lo lắng khi ở tuần thứ 39 mà thai nhi vẫn chưa quay đầu. Lúc này mẹ nên đến bệnh viện để được theo dõi tình trạng của hai mẹ con. Các bác sĩ sẽ đưa ra được những hướng xử lý kịp thời và an toàn nhất cho cả mẹ lẫn con.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!