Thai 15 tuần, có một điều đặc biệt vào thời điểm này, chính là tóc bé đã bắt đầu mọc. Các cơ quan khác cũng phát triển nhanh không kém như tim, não bộ, gan và thận.
- Thai 15 tuần tuổi – Các chỉ số giúp mẹ chắc chắn bé đang phát triển tốt
- Mẹ bầu cần lưu ý đến sức khỏe tuần thứ 15
Thai 15 tuần tuổi – Các chỉ số giúp mẹ chắc chắn bé đang phát triển tốt
Bác sĩ sẽ đọc một vài kết quả để mẹ có thể nắm được tình trạng của bé yêu. Tuy nhiên, trên phim siêu âm thường sẽ có khá nhiều chỉ số.
Dưới đây là một số chỉ số của thai 15 tuần phát triển khoẻ mạnh, mẹ có thể căn cứ để tìm hiểu thêm về tình trạng của thai nhi.
– BPD: Đường kính lưỡng đỉnh (Đơn vị: mm)
– FL: Chiều dài xương đùi (Đơn vị: mm)
– AC: Chu vi bụng (Đơn vị: mm)
– HC: Chu vi đầu (Đơn vị: mm)
Tuổi thai 15 tuần + 0-1 ngày:
BPD: Giới hạn: 23-35mm (Trung bình: 29mm)
FL: Giới hạn : 16-19mm (Trung bình: 17mm)
AC: Giới hạn: 82-117mm (Trung bình: 100mm)
HC: Giới hạn: 104-116mm (Trung bình: 110mm)
Tuổi thai 15 tuần + 2-3 ngày:
BPD: Giới hạn: 24-36mm (Trung bình: 30mm)
FL: Giới hạn : 16-19mm (Trung bình: 17mm)
AC: Giới hạn: 82-117mm (Trung bình: 100mm)
HC: Giới hạn: 104-116mm (Trung bình: 110mm)
Tuổi thai 15 tuần + 4-5 ngày:
BPD: Giới hạn: 25-37mm (Trung bình: 31mm)
FL: Giới hạn : 16-19mm (Trung bình: 17mm)
AC: Giới hạn: 82-117mm (Trung bình: 100mm)
HC: Giới hạn: 104-116mm (Trung bình: 110mm)
Tuổi thai 15 tuần + 6 ngày:
BPD: Giới hạn: 26-38mm (Trung bình: 32mm)
FL: Giới hạn : 16-19mm (Trung bình: 17mm)
AC: Giới hạn: 82-117mm (Trung bình: 100mm)
HC: Giới hạn: 104-116mm (Trung bình: 110mm)
Trong tuần này, da bé vẫn còn khá mỏng manh nên nếu đi siêu âm, mẹ có thể nhìn thấy rõ các mạch máu dưới da, bao quanh ngoài da là một lớp lông tơ, loại lông này sẽ rụng khi bé sinh ra. Bên cạnh đó, chân đã bắt đầu dài ra để cân đối với thân hình. Cả chân và tay đều đã có thể cử động linh hoạt hơn nhiều.
Một điều đặc biệt trong tuần 15 là tóc bé đã bắt đầu mọc, có những bé mọc nhanh nhưng cũng có bé mới chỉ mọc lưa thưa. Các cơ quan khác cũng phát triển nhanh không kém, điển hình là não bộ, gan và thận đều đã bắt đầu vận hành, tim cũng không ngoại lệ khi tiến hành bơm 28 lít máu mỗi ngày.
Thai 15 tuần bụng nhỏ có nguy hiểm hay không?
Nếu như mẹ có thai 15 tuần bụng nhỏ cũng đừng lo lắng thái quá, bởi không hẳn là bụng mẹ nhỏ do thai nhi chậm phát triển hay bé thiếu cân.
Những nguyên nhân sinh lý thông thường cũng có thể khiến bụng mẹ nhỏ hơn những bà bầu khác, chẳng hạn như:
– Do ngôi thai. Thai 15 tuần bụng nhỏ phần lớn là do đặc trưng cơ thể người mẹ. Bé có thể nằm nghiêng hoặc nằm dọc trong bụng mẹ, từ đó có thể khiến tử cung to hoặc nhỏ hơn hình dáng bình thường.
– Đối với những mẹ mang thai lần đầu sẽ có vóc dáng thon gọn hơn ở những tháng đầu của thai kỳ. Bởi khi chưa trải qua lần sinh nở nào thì bụng mẹ sẽ không bị nhão, cơ và dây chằng ở bụng vẫn còn khá săn chắc. Điều này cũng xảy ra tương tự với những mẹ thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao trước và trong lúc mang thai.
– Đa số các chị em mang bầu có bụng nhỏ thường có dáng người cao và gầy. Nhìn chung, tạng người cao thì sẽ có lưng dài hơn, vì vậy tử cung mẹ sẽ phát triển theo chiều dọc chứ không phải chiều ngang như bình thường. Thế nên kích thước bụng bầu không phải là yếu tố duy nhất để mẹ đánh giá sự phát triển của thai nhi, đừng lo lắng quá nhé!
Có thể nói, kích thước bụng bầu lớn nhỏ phụ thuộc vào đặc trưng mang thai của từng người và hình dáng hay kích thước bụng bầu hầu như không ảnh hưởng nhiều tới con. Có rất nhiều mẹ có thai 15 tuần bụng nhỏ nhưng thai nhi vẫn khỏe mạnh và tăng cân đều.
Mang thai bụng nhỏ khi nào thì nguy hiểm?
Sự phát triển của thai nhi sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của người mẹ chứ không phải kích thước vòng bụng.
Sau mỗi lần siêu âm thai thì mẹ sẽ biết được những chỉ số về kích thước, cân nặng của con và nếu thai 15 tuần bụng nhỏ do suy dinh dưỡng thì ngay lập tức mẹ có thể khắc phục bằng cách ăn uống hợp lý.
Trường hợp nguy hiểm hơn là khi bụng mẹ nhỏ do thai lưu và không phát triển nữa nhưng cơ thể mẹ vẫn chưa đẩy thai ra ngoài. Nếu như mẹ cảm thấy kích thước vùng bụng không phát triển, cảm giác nghén không còn hoặc xuất hiện các đốm máu nâu đen thì cân đề phòng trường hợp nguy hiểm này.
Thai 15 tuần đã máy chưa?
Trên thực tế, thai máy xuất hiện khá sớm, từ tuần 8 – 12, hiện tượng thai máy đã diễn ra bằng những cử động nhỏ của bé trong bụng mẹ. Tuy nhiên vì lúc này, bé còn quá nhỏ nên mẹ không thể cảm nhận được.
Trong tuần thai thứ 15, có một số mẹ đã cảm nhận được một số hoạt động của bé như: tiếng vỗ nhẹ, ợ hơi, tiếng lách tách nhưng đa phần là vẫn chưa biết được con yêu đang làm gì trong bụng. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể tự cảm nhận bằng cách nằm xuống để xem có chuyển động nào nhẹ nhàng như chú cá nhỏ đang bơi trong bụng mẹ không nhé.
Mẹ bầu cần lưu ý đến sức khỏe tuần thứ 15
Theo BSCK II Phạm Thị Xuân Minh – Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng “Vào thời điểm này, hiện tượng ốm nghén của mẹ bầu sẽ giảm nhiều, bắt đầu có cảm giác đói nhanh và thèm ăn hơn. Đây cũng chính là lý do làm tăng nguy cơ mẹ bầu bị trào ngược thực quản – dạ dày. Để tránh triệu chứng này, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không ăn quá nhiều trong một lúc dễ dẫn đến hệ tiêu hóa bị quá tải do chứa lượng đồ ăn lớn”.
Nguồn tham khảo: Sự phát triển của thai nhi tuần 15 – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!